Tính đến ngày 15/4, trong tổng số 600.000 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia thì có khoảng 160.000 thí sinh chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp không đăng ký vào đại hỌC.
Trong đó, tỷ lệ số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học tự nhiên là 233.771 (38,98%); đăng ký bài khoa học xã hội là 296.138 (49,38%); số thí sinh đăng ký cả 2 bài thi là 52.811 (8,81%).
Trong số 362.677 hồ sơ đăng ký dự thi được nhập lên hệ thống thì số đăng ký nguyện vọng 1 là 362.677 (100%); số nguyện vọng 2 là 319.043 (87,97%); số nguyện vọng 3 là : 257,737 (71.07%); nguyện vọng 4 là: 185,360 (51.11%); nguyện vọng 5 là : 127,315 (35.1%) và số nguyện vọng còn lại: 215,076 (59.3%).
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga lưu ý, mặc dù Quy chế tuyển sinh không hạn chế số nguyện vọng, nhưng thí sinh cần cân nhắc xem xét kỹ từng nguyện vọng trước khi đăng ký, phải đảm bảo các nguyện vọng đăng ký phù hợp với năng lực của mình nhưng cũng là những ngành mình yêu thích để đảm bảo được làm công việc yêu thích `phù hợp với năng lực, khi đã trúng tuyển không phải cân nhắc việc có nên nhập học hay không.
Tại thời điểm này, thí sinh chưa có kết quả thi, nên về cơ bản thí sinh phải chọn cả 3 trường/nhóm trường: nhóm trường cao hơn năng lực trung bình của thí sinh một chút; nhóm trường hoàn toàn phù hợp với năng lực của thí sinh và nhóm thấp hơn so với năng lực để phòng những rủi ro khi thi cử.
Ngoài ra, thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng cũng cần cân nhắc kỹ. Về cơ bản nguyện vọng thí sinh yêu thích hơn sẽ được đặt lên trên để đạt được các mục đích trên.