Cuộc sống là quá trình thăng thăng trầm trầm, ai chẳng có lúc rơi xuống đáy vực, chẳng qua là sớm hay muộn, ngắn hay dài mà thôi.
Đáy vực là thường thái của cuộc sống, vì vậy, đừng phiến diện cho rằng vấp ngã là điều gì đó rất tiêu cực. Hãy tận dụng thật tốt giai đoạn này, học cách tích lũy năng lượng, biết đâu sau đó bạn sẽ bước lên một cao độ mới của cuộc đời.
1. Đừng vấn vương với quá khứ
Đừng tính toán với những sai lầm trước đó, cũng đừng chỉ ngồi ngẩn ngơ ra hồi tưởng về những tháng ngày vinh quang.
Bất kể những gì bạn trải qua trong quá khứ là thành công hay thất bại, những kết quả đó đều không thể thay đổi được nữa, vì vậy đừng bao giờ dồn hết sự tập trung chú ý cho những điều không thể thay đổi, thay vào đó hãy tổng kết lại những gì đã trải qua, chuyên tâm cho những điều trước mắt, lát đường cho những bước đi sau này.
2. Đừng chìm trong những cảm xúc tiêu cực
Cho bản thân chút thời gian để điều chỉnh lại tâm lý, đừng chìm đắm trong than vãn hay sự tiêu cực.
Đau khổ, buồn bã, lo lắng, không giúp bạn giải quyết được vấn đề, ngược lại còn ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe và ngăn cản bạn thay đổi.
Vì vậy, chúng ta phải học cách chấp nhận sống phận, duy trì một cái đầu tỉnh táo và lý trí. Càng ở dưới vực sâu, càng phải duy trì một tâm thái tích cực để đón chờ ngày leo lên.
3. Nhân cơ hội này nhìn rõ bạn bè xung quanh
Con người ta khi khó khăn hoạn nạn mới là lúc nhìn rõ lòng người nhất. Bè thì kiểu gì cũng kiếm cớ quay đi, còn bạn thực sự mới ở bên và giúp đỡ bạn.
Đối với những người bạn không nên giữ, đừng tiếc nuối, thay vào đó, trân trọng những người không rời bạn mà đi.
4. Học cách tự cứu mình
Nhận thức rõ ra xem thứ gì khiến bạn rơi xuống đáy vực, là sự nghiệp hay cuộc sống?
Trong sự nghiệp, là do nỗ lực và phương hướng của bạn có vấn đề, hay sự nghiệp của bạn đang phát triển tới giai đoạn nút thắt, hoặc là bạn cảm thấy mình đang ngày càng xuống dốc? Học cách phân tích tình hình thị trường thông qua số liệu, nhận rõ thời thế, thuận thời mà tiến, tự kéo mình ra khỏi đống bùn lầy.
Về cuộc sống, là vì chuyện bên ngoài tác động hay phương thức đối nhân xử thế có vấn đề? Nghĩ đơn giản thôi, về sự cố bên ngoài, chấp nhận và chiến thắng nó, về đối nhân xử thế, tiếp thu ý kiến của người khác rồi thay đổi bản thân.
Nhớ rằng, những thứ không thể đánh bại bạn, sau cùng sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
5. Đừng chỉ nghĩ tới vận động và đọc sách
Nhiều khi, những bài viết mang tính khích lệ, chúng có tác dụng động viên ta ở một mức độ nào đó, nhưng đừng chỉ đắm chìm vào những bài viết khích lệ vận động hay đọc sách khi đang ở thời kì tăm tối.
Bởi lẽ, bồi dưỡng một thói quen tất nhiên quan trọng, nhưng vận động và đọc sách không phải mục đích, mà nó là phương pháp để hiện thực hóa mục đích, thông qua vận động đạt được sức khỏe tốt, tăng khả năng nhẫn nại, thông qua đọc sách, rèn luyện khả năng tư duy hay kĩ năng mới để giải quyết vấn đề, rồi từ đó thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn, đó mới là mục tiêu căn bản.
Đừng chỉ vì ai đó khuyên đọc sách nên đọc sách, vì vận động mới vận động, nếu không thì nỗ lực của bạn, ngoài việc cảm động chính mình ra, sẽ chẳng có tác dụng nào hết.
6. Quy hoạch lại cuộc đời
Cuộc đời là quá trình mà một bên mơ hồ, còn một bên thì trưởng thành, chín chắn. Quãng thời gian rơi xuống vực là quãng thời gian tốt nhất dùng để suy nghĩ về cuộc đời.
Tìm lại cái tâm ban đầu, tìm lại thứ mình thích và sở trường, xác định lại mục tiêu, thiết lập ra một kế hoạch hợp lý, rồi tiếp tục nỗ lực theo phương hướng này, nâng cao bản thân và kĩ năng một cách có chủ ý, và hãy bắt đầu từ lĩnh vực mà bạn cảm thấy phù hợp.
7. Phải tin vào chính mình
Vực thẳm cuộc sống không đáng sợ, đáng sợ là bạn rơi vào đó và rồi muốn làm "công chúa ngủ trong rừng" luôn. Phải có niềm tin vào mình, dám tiếp nhận thách thức, dám đối mặt với khó khăn, nỗi sợ hãi, không từ bỏ, bạn xứng đáng có một tương lai tốt đẹp hơn.
Phải biết rằng, cuộc đời đặc sắc nhất trước giờ chưa bao giờ là thuận buồm xuôi gió, mà là nghịch sóng mà tiến lên.