Trong danh sách này, nhiều nhất là TP Hải Phòng với 6 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá (Ngọc Hải, Trân Châu, Bạch Long Vỹ, Vạn Hương, Quán Chánh, Mắt Rồng); tiếp đến là Nghệ An với 5 khu neo đậu (Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Lạch Lò).
Ngoài ra, có 4 địa phương có 4 khu neo đậu gồm: Thanh Hóa (Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Trường, cửa sông Lý); Quảng Nam (An Hòa, Hồng Triều, Cù Lao Chàm, Cửa Đại); Khánh Hòa (Sông tác Hòn Rớ, Vịnh Cam Ranh, Ninh Hải, Đảo Đá Tây) và Bình Thuận (Phú Hải, cửa sông Liên Hương, Phan Rí Cửa, La Gi).
Đặc biệt, 10 địa phương có 3 khu neo đậu gồm: Nam Định (cảng cá Ninh Cơ, cửa sông Ninh Cơ, cửa Hà Lạn); Quảng Bình (Nhật lệ, Cửa Gianh, Cửa Roon); Phú Yên (Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, Đông Tác); Ninh Thuận (Ninh Chữ, Cà Ná, cửa Sông Cái); Bà Rịa Vũng Tàu (Bình Châu, cửa sông Dịnh, vịnh Bến Đầm); Quãng Ngãi (Đảo Lý Sơn, Tịnh Hòa, Mỹ Á); Bình Định (Đầm Thị Nại, Đầm Đề Gi, Tam Quan); Thái Bình (cửa sông Trà Lý, cửa sông Diêm Hộ, cửa Lân); Quảng Trị (Cửa Tùng, Cửa Việt, Đảo Cồn Cỏ); Cà Mau (Sông Đốc, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm).
Ngoài ra, 5 địa phương có 2 khu neo đậu gồm Quảng Ninh (khu neo đậu Tiến Tới, Cẩm Thủy); Hà Tĩnh (Cửa Nhượng, Cửa Sót); Bến Tre (Bình Đại, Thạnh Phú); Trà Vinh (Định An, Cung Hầu); Kiên Giang (Đảo Hòn Tre, Lình Huỳnh).
Các tỉnh còn lại mỗi địa phương có 1 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đủ điều kiện hoạt động năm 2022, gồm khu neo đậu Phú Hải (Thừa Thiên Huế); Âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng), Cửa Sông Đáy (Ninh Bình), Cần Giờ (TP. HCM), Cửa sông Soài Rạp (Tiền Giang), Kinh Ba (Sóc Trăng); Nhà Mát (Bạc Liêu).
Bộ NN&PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố ven biển thông báo danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi cả nước cho tổ chức, cá nhân liên quan và chủ tàu cá trên địa bàn quản lý theo quy định, thường xuyên kiểm tra, kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố phát sinh đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn quản lý để đảm bảo an toàn cho người, tàu cá vào neo đậu tránh trú bão trong năm 2022.