Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đắk Nông đẩy mạnh tuyên truyền hiệu quả về phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đắk Nông đã tổ chức các cuộc tuyên truyền cho hàng trăm lượt người lao động về chính sách bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN); hướng dẫn những cách làm hay hiệu quả trong phòng tránh TNLĐ, BNN trên phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức trực quan nhằm phổ biến sâu rộng chính sách, quyền lợi, mức hưởng của chế độ; trách nhiệm tham gia bảo hiểm của người sử dụng lao động và người lao động.

Để thực hiện tốt hơn chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc và sử dụng hiệu quả nguồn tối đa 10% từ nguồn thu bảo hiểm TNLĐ, BNN hàng năm của Trung ương; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN sang khu vực không có quan hệ lao động; tạo thuận lợi hơn, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động phòng ngừa, giảm TNLĐ, BNN, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đắk Nông tập trung vào các hoạt động tuyên truyền cụ thể: Tổ chức các cuộc tuyên truyền cho hàng trăm lượt người lao động về chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động. Đồng thời, tập trung tuyên truyền, hỗ trợ triển khai mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN (khai thác và chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng, sử dụng điện, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác).

Tăng cường tư vấn các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện làm việc đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ nông dân làm các nghề, công việc có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, để chính sách này gắn liền với người lao động, kịp thời động viên, chia sẻ rủi ro với những người lao động không may gặp rủi ro trong quá trình làm việc. Hàng năm, tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông xây dựng, triển khai kế hoạchTháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động. Qua đó, phổ biến sâu rộng về các  biện pháp phòng ngừa, kiểm soát yếu tố nguy hiểm có hại tại nơi làm việc; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về Luật An toàn, vệ sinh lao động và văn bản hướng dẫn thi hành đến DN và NLĐ, trong đó có chính sách về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Nhờ vậy, góp phần thúc đẩy DN, cơ sở sản xuất - kinh doanh triển khai các chương trình hành động cụ thể để phòng ngừa TNLĐ, BNN; xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, góp phần hạn chế TNLĐ, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Việc triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền góp phần làm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành nội quy, quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của NLĐ trên địa bàn tỉnh. DN đã quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy móc,đổi mới kỹ thuật, chiến lược kinh doanh, thực hiện huấn luyện an toàn lao động cho NLĐ; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ; thường xuyên kiểm tra nhà xưởng, máy thiết bị để kịp thời phát hiện và khắc phục tồn tại; áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với vị trí làm việc, hạng mục có nguy cơ mất an toàn, mắc BNN. Tuy nhiên, công tác an toàn, vệ sinh lao động vẫn còn một số hạn chế, như: Có chủ DN chưa quan tâm đến công tác an toàn, vệ sinh lao động; nhậnthức của NLĐ về công tác lao động chưa cao. 

Do đó, với trách nhiệm của ngành, thời gian tới, tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn, vệ sinh lao động, trong đó có việc tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN đến từng đơn vị, DN, NLĐ. Hướng dẫn cách thức tham gia, giải quyết chế độ chính sách cho trường hợp cụ thể, bảo đảm nhanh chóng, chính xác. Kiểm tra, đôn đốc DN thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, BNN tại các đơn vị.

Tuyên truyền, hướng dẫn những cách làm hay hiệu quả trong phòng tránh TNLĐ, BNN cụ thể như: Xây dựng mô hình “Không tai nạn lao động, không dịch bệnh” trong sản xuất kinh doanh”.

Mục đích của mô hình ”Không tai nạn, không dịch bệnh” là phát triển văn hóa an toàn lao động, đảm bảo điều kiện làm việc lành mạnh và an toàn cho NLĐ tại nơi sản xuất bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây ra TNLĐ, BNN, nhất là đại dịch SARS-CoV-2 đã lan truyền trên thế giới, ở nước ta và trên địa bàn tỉnh,hiên nay cơ bản đã được kiểm soát.

Mục tiêu chính của mô hình “Không tai nạn, không dịch bệnh”: Làm cho NLĐ hiểu được bản chất của khái niệm "Không tai nạn, không dịch bệnh” để yên tâm sản xuất. Tổ chức công tác phòng, chống tai nạn thương tích, kết hợp ba lĩnh vực: An toàn, sức khỏe và phúc lợi của NLĐ. Đề xuất các giải pháp đảm bảo ATVSLĐ và phòng, chống dịch bệnh trong nhà xưởng. Hỗ trợ cho NLĐ các kiến thức cơ bản về ATVSLĐ và phòng, chống dịch bệnh. Hướng dẫn để doanh nghiệp làm tốt công tác phòng ngừa TNLĐ, BNN một cách hiệu quả, loại bỏ được các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của NLĐ.

Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ là các doanh nghiệp khó áp dụng một cách đầy đủ các hệ thống quản lý ATVSLĐ tiên tiến và quy mô, như tiêu chuẩn quản lý ATVSLĐ OSHAS 18001 hay ISO 45001. Trên cơ sở làm đơn giản các hệ thống quản lý ATVSLĐ đó, Sở triển khai tuyên truyền đến các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị mô hình “Không tai nạn, không dịch bệnh”, nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ trong trạng thái sản xuất bình thường mới.

Nhân viên điện lực đang kiểm tra hệ thống điện cho người dân

Nhân viên điện lực đang kiểm tra hệ thống điện cho người dân

Mô hình dựa trên 3 nền tảng: An toàn khi làm việc; Vệ sinh chỗ làm việc; Sứckhỏe và hạnh phúc của NLĐ. Mô hình “Không tai nạn, không dịch bệnh” mô hình gồm 8 hoạt động: Xây dựng các quy định ATVSLĐ trong doanh nghiệp; Xác định các nguy cơ tai nạn, bệnh tật và phải kiểm soát được rủi ro do các nguy cơ gây; Đặt mục tiêu hành động để thực hiện mô hình ”Không tai nạn. không dịch bệnh”; Xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình “Không tai nạn, không dịch bệnh”; Triển khai thực hiện kế hoạch; Giám sát việc thực hiện kế hoạch; Điều chỉnh công tác phòng ngừa và khắc phục rủi ro; Phòng ngừa dịch bệnh Các biện pháp giảm thiểu rủi ro do lây nhiễm: Thực hiện công tác về ATVSLĐ và phòng ngừa dịch bệnh: Vừa phòng, chống được các yếu tố có hại trong sản xuất (bụi, hơi khí độc,..), vừa ngăn chặn dịch bệnh như Covid-19 .

Tổ chức thông gió cơ khí, trao đổi không khí có định hướng (theo 1 chiều) trong nhà xưởng để giảm nguy cơ lây lan với bội số trao đổi không khí ít nhất bằng 3 về mùa hè và bằng 2 về mùa đông. Bố trí cửa ra, vào phân xưởng khác nhau cho NLĐ. Tổ chức đi theo từng cụm sản xuất khi đi ăn hay ra về để hạn chế lây nhiễm chéo. Không đi lại, ngồi lộn xộn trong phòng ăn, thiết lập vách ngăn giữa các chỗ ngồi, chia nhỏ giờ ăn để giảm thiểu số người trong phòng ăn. Thực hiện các bữa ăn im lặng. Hạn chế các sự kiện tập trung trực tiếp bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các cuộc tụ họp xã hội,... Thực hiện đủ và đúng mô hình với 8 bước trên, doanhnghiệp sẽ hạn chế tới mức tối đa các nguy cơ rủi ro do tai nạn và dịch bệnh gây ra, đảm bảo sản xuất an toàn trong tình hình mới, nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe NLĐ – nguồn nhân lực và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.