Dây ruột gà là một tên gọi khác của cây ba kích, còn có những tên gọi khác nữa như chẩu phòng xì, sáy cáy (Thái), thau tày cáy (Tày), chày kiềng đòi (Dao), cây Đhong Jơn Jêê (cây chày giã gạo)... Tên khoa học là Morinda officinalis How, họ Cà phê (Rubiaceae).
Ba kích mọc hoang trong rừng ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình, đến vùng Cao nguyên ở phía Nam. Ngoài ra, nó còn phân bố ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Lào…
Ba kích trước đây là loại cây mọc tự nhiên trong rừng, mặc dù đến nay người ta đã "thuần phục" loại cây này và đưa vào canh tác chủ động nhưng trước đó, người dân luôn nghĩ rằng đây là "cây của trời" mọc trong rừng chứ không phải của người, không trồng được.
Viagra, xuân dược có tiếng trong lịch sử
Theo Đông y, ba kích là cây loại cây có tính ấm, vị hơi cay, tác dụng ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp. Các y gia xưa thường dùng rượu ba kích làm thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, lưng gối mỏi đau, gân cốt yếu mềm...
Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi có ghi lại tính vị của ba kích theo tài liệu cổ như sau: "Ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ôn. Vào thận kinh. Có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp.
Dùng chữa dương ủy, phong thấp cước khí, gân cốt yếu, mềm, lưng gối mỏi đau...
Trong nhân dân, ba kích là vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều...".
Trong hầu hết các sách dược liệu cổ, ba kích đều được đề cao như một loại Viagra có tác dụng tăng cường năng lực phòng the, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, kiện gân cốt, kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm, tăng cường sự dẻo dai...
Sách Bản thảo kinh sơ viết: “Ba kích thiên chủ đại phong tà khí và đầu diện du phong. Phong thuộc dương tà, phần lớn bốc lên trên. Tà khí thịnh thì chính khí suy.
Ba kích thiên có tác dụng bổ tráng dương khí và đẩy tà khí. Khi chân khí được bổ thì tà khí yên, vì vậy nó trừ được đại phong tà khí.
Trị âm nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí, dưỡng 2 kinh Tỳ và Thận, vì vậy các chứng hư tự khỏi”.
Theo kinh nghiệm của người dân đồng bào Cơ Tu, sử dụng bao kích làm thuốc bổ thận tráng dương thường chọn cây có rễ to, mập mạp, cùi dày, máu tím. Dùng ba kích phơi khô hầm với thịt gà hoặc sắc nước uống, nhưng phổ biến nhất là ngâm với rượu.
Ba kích ngâm rượu chừng hơn 30 ngày là có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Nét đặc thù của rượu ba kích là khi ngâm lâu, rượu chuyển sang màu xanh tím, uống có mùi thơm ngậy. Đặc biệt, loại củ này hầu như chỉ ngâm được một lần.
BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cũng chứng nhận ba kích là vị thuốc "cố tinh, làm xuất tinh chậm, giữ được khả năng cương cứng lâu". Kinh nghiệm dân gian cho rằng ba kích có thể giúp quý ông "dẻo dai" cả đêm không biết mệt.
Lưu ý khi dùng ba kích
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, ba kích không phải là vị thuốc bổ dương dù nó giúp người yếu sinh lý, xuất tinh sớm kéo dài thời gian quan hệ. Chính vì thế, không thể tự ý dùng ba kích với mong muốn làm cho mình tráng dương, mạnh mẽ hơn trong chuyện phòng the.
Nếu là người khó xuất tinh, nếu còn uống thêm ba kích vào thì lại càng khó hơn. Ba kích có tính hàn nên nếu uống nhiều dễ gây đi ngoài phân lỏng. Muốn giảm bớt tính hàn cần sao với rượu...
Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng lưu ý người âm hư, hỏa thịnh, táo bón nhất thiết không được dùng.
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN CHÙA CẢM ỨNG, HÀ NỘI LƯƠNG Y VŨ QUỐC TRUNG "Y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian coi ba kích là vị thuốc bổ thần kinh và tinh khí, trợ dương, kích thích tinh dục, trừ phong thấp chữa bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh, lưng gối đau mỏi. Người lớn, nhất là từ 30 tuổi trở lên dùng rất tốt. Ngày uống 12 - 20g dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc viên hoặc rượu ngâm. Cũng có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để có hiệu quả hơn” |