Phiên thảo luận có sự tham gia của nhóm công tác của APEC về Thương mại và Đầu tư (CTI), Kinh tế (EC), Dịch vụ (GOS), Đầu tư (IEG), Du lịch (TWG), Y tế (HWG), Thương mại điện tử (ECSG), Kết nối chuỗi cung ứng (A2C2), và Chính sách và luật cạnh tranh (CPLG).
Tại phiên thảo luận, đại diện Việt Nam đề xuất và APEC tài trợ về Kế hoạch hành động khuôn khổ kết nối chuỗi cung ứng (SCFAP). Bước vào thời kỳ hội nhập việc trao đổi hàng hóa, cung ứng hàng hóa tạo động lực phát triển bền vững cho nền kinh tế trên cơ sở các bên đều có lợi. Các đại biểu đề cao đề xuất của Việt Nam, đồng thời cũng trao đổi tập trung vào các giải pháp tháo gỡ 5 nút thắt đối với chuỗi cung ứng, trong các khâu quản lý biên giới và quy trình thông quan, cơ sở hạ tầng và dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ hậu cần, hợp tác về chính sách, và cơ sở hạ tầng pháp lý đối với thương mại điện tử.
Phiên thảo luận sôi nổi
Sau những kết quả bước đầu của SCFAP 1 giai đoạn 2010-2015, với mục tiêu cải thiện 10% hiệu quả chuỗi cung ứng, SCFAP 2 giai đoạn 2017-2020 được kỳ vọng sẽ giảm hơn nữa chi phí trong quá trình vận chuyển, cung ứng hàng hóa, nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hoá, trao đổi dịch vụ thông qua các chuỗi cung ứng trong APEC.
Cung ứng hàng hóa được xem là trọng yếu
Cũng liên quan chuỗi cung ứng, Cuộc họp Liên minh an ninh chuỗi cung ứng (A2C2) đã tạo cơ hội để các bên liên quan đóng góp ý kiến, định hình các ưu tiên hợp tác kết nối chuỗi cung ứng, đặc biệt là vai trò của dịch vụ trong tiến trình này. Tổ chức A2C2 thành lập năm 2014, theo quyết định của các Bộ trưởng Thương mại APEC, nhằm thu hút tham gia của các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế vào hợp tác chuỗi cung ứng. Trong 2 năm qua, Liên minh đã đóng góp nhiều khuyến nghị dưới góc độ kỹ thuật, góp phần thúc đẩy trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông suốt và hiệu quả trong khu vực.
Vấn đề thực thi hợp đồng trong tài chính chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp toàn cầu (bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa - MSMEs) đã trao đổi về các chuẩn mực quốc tế về thực thi hợp đồng và tài chính chuỗi cung ứng, thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế quốc tế, các giải pháp trực tuyến nhằm tạo thuận lợi cho MSMEs…
Đoàn Việt Nam tiếp tục đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực đóng góp vào các quan tâm chung của APEC, trên các vấn đề: tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới, nâng cao năng lực của các MSMEs vì phát triển bao trùm thông qua ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới, chia sẻ kinh nghiệm về cung ứng và trao đổi hàng hóa.