Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Đề nghị đặc cách công nhận di tích quốc gia đặc biệt tại An Khê

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức thông báo kết quả ban đầu về phát hiện di tích khảo cổ học sơ kỳ thời đại đá cũ ở Việt Nam tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai năm 2016. Với những tư liệu thu được bước đầu cho thấy những thiên thạch vừa được tìm được tại Gia Lai có có tuổi từ 77 vạn đến 80 vạn năm.

De nghi dac cach cong nhan di tich quoc gia dac biet tai An Khe - Anh 1

Khai quật khảo cổ học sơ kỳ thời đại đá cũ ở Việt Nam tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Theo đó, từ giữa năm 2014, các nhà khảo cổ học Việt - Nga đã khai quật di tích Gò Đá và Rộc Tưng. Năm 2016, đoàn khai quật khảo sát một số di tích đã biết trước đây như Rộc Hương, Rộc Giáo, Rộc Lớn và Gò Đá, phát hiện mới di tích Rộc Nếp (xã Cửu An).

Tại đợt khảo sát này, đoàn đã tiến hành khảo sát một số di tích đã biết trước đây như Rộc Hương, Rộc Giáo, Rộc Lớn và Gò Đá; phát hiện mới di tích Rộc Nếp (xã Cửu An); phát hiện mới 2 rìu tay ở di tích Rộc Giáo và Rộc Lớn. Cùng với 2 rìu tay phát hiện trước đây ở Rộc Tưng và Gò Đá, đến nay đã có một sưu tập 4 rìu tay tiêu biểu, điển hình cho rìu tay sơ kỳ Đá cũ thế giới.

Đáng chú ý nhất tại đợt khai quật đã phát hiện 11 di tích Đá cũ sơ kỳ nằm xung quanh khu vực Rộc Tưng, chúng hợp thành một quần thể di tích tập trung trong thung lũng bồn địa xã Xuân An, thi xã An Khê. Từ kết quả khai quật, các nhà khoa học đã khẳng định đây các ti tích cư trú và nơi chế tác công cụ đá của người nguyên thủy.

De nghi dac cach cong nhan di tich quoc gia dac biet tai An Khe - Anh 2

Rìu tay được được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Về niên đại, TS. Nguyễn Gia Đối - Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học cho biết: “Mặc dù hiện nay cần đợi kết quả phân tích bằng phương pháp quang học kích thích phát quang OLS và phân tích tuổi chính của các thiên thạch ở đây. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu Việt – Nga dựa vào một số cơ sở để dự đoán niên đại, bước đầu có thể khẳng định các di tích khảo cổ An Khê đều nằm trên thềm cổ nhất của sông Ba, có tuổi sơ kỳ Cánh tân, cách ngày nay trên 1 triệu năm.

Niên đại rơi vào trái đất của các thiên thạch chính là tuổi của di tích. Hiện nay hơn 20 mẫu thiên thạch ở Việt Nam đã được phân tích niên đại, trong đó thiên thạch ở thềm cổ sông Ba tại Cheo Reo, cùng thêm với vùng An Khê có tuổi 77 vạn năm. Như vậy, tuổi của các chế phẩm bằng đá do con người làm ra ở An Khê ít nhất phải tương đương hoặc cổ hơn thế”.

Theo kế hoạch, tháng 3/2017 đoàn khảo cổ sẽ trở lại An Khê tiếp khai quật, nghiên cứu các ti tích khảo cổ học sơ kỳ Đá cũ ở khu vực này. Đồng thời, Viện Khảo cổ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đặc cách công nhận cụm sơ kỳ thời đại Đá cũ ở An Khê là di tích cấp quốc gia đặc biệt.