Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Đến nay, hơn 629,89 triệu người đã mắc COVID-19 trên toàn cầu

Đến sáng 17/10, thế giới có trên 629,89 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,57 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với tổng cộng trên 98,82 triệu ca mắc, trong đó có khoảng hơn 1,09 triệu trường hợp tử vong do bệnh này.

Theo Worldometers, đến sáng 17/10, thế giới có trên 629,89 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,57 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với tổng cộng trên 98,82 triệu ca mắc, trong đó có khoảng hơn 1,09 triệu trường hợp tử vong do bệnh này.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 16/10, nước này ghi nhận tổng cộng trên 44,62 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2, bao gồm gần 528.900 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19.

Giới chức y tế Ấn Độ đã cảnh báo về mối đe dọa mới từ biến thể Omicron BF.7 đột biến nhanh và độc hại hơn khi Trung tâm Nghiên cứu công nghệ sinh học Gujarat phát hiện trường hợp đầu tiên trong nước nhiễm biến thể này. Các chuyên gia y tế cộng đồng đã khuyến cáo người dân phải thận trọng vì các biến thể BF.7 và BA.5.1.7 của Omicron được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng mạnh số ca mắc COVID-19 gần đây ở Trung Quốc. Điều này đã khiến giới chức Trung Quốc phải áp đặt các biện pháp phong tỏa ở nhiều tỉnh.

Ấn Độ đã ghi nhận những ca mắc biến thể Omicron BF.7 đột biến nhanh và độc hại hơn. (Ảnh: AP)

Ấn Độ đã ghi nhận những ca mắc biến thể Omicron BF.7 đột biến nhanh và độc hại hơn. (Ảnh: AP)

Pháp hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 155.800 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 36,25 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này. Ngày 16/10, Pháp ghi nhận 41.973 ca mắc mới.

Brazil có số ca tử vong vì COVID-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, với trên 687.000 trường hợp trong tổng số hơn 34,79 triệu bệnh nhân người nhiễm bệnh, cao thứ tư toàn cầu.

Trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 tại Đức đang có chiều hướng bùng phát mạnh trở lại khi số ca nhiễm mới gia tăng hàng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế liên bang Đức Karl Lauterbach đã khởi động chiến dịch kêu gọi người dân đi tiêm vaccine mũi thứ tư (mũi tăng cường thứ hai) nhằm giảm số người lây nhiễm cũng như các trường hợp bệnh trở nặng trong mùa Thu và mùa Đông.

Tuyên bố của ông Lauterbach được đưa ra khi riêng trong ngày 13/10, trên cả nước Đức đã ghi nhận gần 114.200 ca nhiễm mới, thậm chí ngày trước đó còn ghi nhận trên 145.200 người mắc mới và tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày có chiều hướng liên tục tăng lên. Đây là con số chính thức được báo cáo lên các sở y tế, trong khi khả năng nhiều trường hợp lây nhiễm không báo cáo cho cơ quan chức năng. Bộ trưởng Lauterbach cho rằng, có thể số ca nhiễm thực tế cao gấp 3 lần so với con số chính thức hiện nay. 

Đức lo ngại dịch COVID-19 đang bùng phát rở lại. (Ảnh: AP)

Đức lo ngại dịch COVID-19 đang bùng phát rở lại. (Ảnh: AP)

Singapore đang phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới do biến thể phụ XBB (còn được biết đến là BA.2.10) gây ra. Giới chức Singapore không loại trừ khả năng sẽ yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc trở lại.

Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore Ong Ye Kung cảnh báo, làn sóng lây nhiễm mới sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 11 tới, với bình quân 15.000 ca nhiễm mỗi ngày. Số ca nhiễm chủng phụ XBB của biến thể Omicron trong tuần này chiếm tới 54% số ca mắc mới COVID-19 tại "đảo quốc sư tử", tăng mạnh so với mức 22% của tuần trước đó. Ngày 14/10, Singapore đã ghi nhận gần 9.000 ca nhiễm mới.

Indonesia công bố các ca mắc COVID-19 đầu tiên vào tháng 3/2020. Theo số liệu của Lực lượng đặc nhiệm ứng phó COVID-19, tính đến ngày 16/10, quốc gia này đã ghi nhận trên 6,45 triệu ca mắc, trong đó có 158,301 trường hợp tử vong.