Huấn luyện cẩm y vệ cho vua
Võ kinh Vạn An Phái gắn liền với sự hình thành của đội cẩm thị về thời vua Tự Đức. Các cẩm y vệ sau khi được tuyển vào cung vua sẽ được đưa đi đào tạo những thế võ mà chỉ có nhà vua và thầy dạy võ mới được biết tường tận. Các thị vệ này phải trải qua những kỳ sát hạch rất nghiêm khắc để chứng minh lòng trung thành với cung cấm. Khi bị bắt tuyệt đối không được tiết lộ các bí mật trong cung. Mỗi lần nhà vua chuẩn bị đi vi hành, cách thị vệ này phải ôn luyện lại các thế võ tả đột hữu xung suốt một tuần lễ. Chính về thế, long thể các hoàng đế mới được bảo vệ an toàn.
Trước khi triều đại nhà Nguyễn sụp đổ có hàng chục thị vệ vẫn còn sống nhưng sau này thì phát tán đi khắp nơi nên không còn ai nắm rõ được tung tích nữa. Thời phong kiến võ thuật chính là công cụ hữu ích trong việc phòng thân và chống giặc ngoại xâm cũng như được dùng trong việc tuyển chọn nhân tài, thi cử. Dưới triều Nguyễn khi đóng đô ở kinh đô Huế chính là cái nôi để ươm mầm hình thành các môn võ. Điển hình là môn võ kinh dùng trong việc thi tiến sĩ võ, được truyền thụ, giữ gìn, phát triển cho tới ngày nay. Gốc tổ của võ kinh là Thoại Đình Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Từ khi hình thành, môn võ kinh luôn hướng đến việc đào tạo nên các thị vệ có thể đi nhanh như gió, xuất chiêu mạnh như bão. Từ những võ kinh này, Trương Ngọc Giai nổi lên như một người rành các thế võ độc đáo nhất. Ông nhanh chóng được sắc phong đội trưởng Đội cẩm thị vệ thời vua Tự Đức. Từ khi bước vào cung cấm, Trương Ngọc Giai không hề để xảy ra bất kỳ sai sót nào trong tất cả các chuyến bảo vệ nhà vua đi công du.
Các thế võ của Vạn An Phái hết sức độc đáo
Trải qua bao biến cố, khi các triều đại sụp đổ, năm 1972, võ kinh này đặt tên là võ kinh Vạn An Phái với tôn chỉ “người Việt học võ Việt” nhằm tôn vinh văn hóa võ cổ truyền Việt Nam. Năm 2002 võ sư Trương Thăng qua đời, con trai của ông là võ sư Trương Quang Kim kế thừa, tiếp tục phát triển tinh hoa võ thuật cùng tôn chỉ do cha mình để lại. Qua nhiều thăng trầm nhưng hiện nay võ kinh vẫn chiếm giữ vị thế đặc biệt quan trọng và được xem là cái nôi của võ cổ truyền nước ta. Bằng những thế võ độc đáo của mình, đến năm 2013 võ kinh Vạn An Phái được phát triển hầu khắp các nước trên thế giới như: Pháp, Úc, Ý, Mỹ…và họ công nhận đây là môn võ đặc thù của dân tộc Việt Nam.
Tinh hoa võ học
Nói đến võ kinh Vạn An Phái không thể không nhắc đến đặc trưng, thế mạnh của môn võ này so với các môn võ khác, điều mà khiến cho các nhà vua phải chầm trồ khen ngợi. Theo như võ sư Trương Quang Kim giải thích “Võ kinh là bộ đi theo tự có kinh thơ. Được tinh hóa bởi các đấng tiền nhân đã đi trước đúc kết để trở thành môn võ đặc biệt thi vào tiến sĩ võ”. Khi luyện phải có những khẩu hiệu để luyện võ như: “nội tam hiệp, tích thần khí” (tinh thần không rối loạn khí lực dồi dào), “ngoại tam hiệp, nhạn thủ thân” (dùng con mắt nhìn đối thủ). Giống như các thị vệ xưa, khi võ sinh vào học phải hô những câu trên. Với những nguyên lý đòn đấm, khác hẳn những môn võ khác như võ hiện đại và võ cổ truyền bây giờ, đấm giật lui, đá nhảy tới. Và luyện nhãn pháp “nhất chỉ nhãn pháp tùng” dùng một ngón tay để luyện mắt, mắt biểu hiện cho thần. Đánh để nắm yếu lý võ. Bước vào chương trình học võ sinh phải bái sư, nhãn pháp (luyện đôi mắt), luyện ngũ hành (luyện gân cốt, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Kế đến luyện tấn pháp (chân vững như bàn thạch), luyện thủ pháp (44 bộ gồm gạt, đỡ, chỉ, chỏ, chưởng…). Luyện cước pháp, đỉnh cao là loạn đả tàng vân. Đây cũng chính là biện pháp để đào tạo các thị vệ xưa. Muốn đạt đến tầm cao, các võ sư phải luyện thêm khí công, công phu y võ và đòi hỏi võ sinh phải có tâm đạo tốt (thiện làm, ác rứt khoát loại bỏ), quá trình tập luyện gian khổ, bài bản như vậy cho nên trưởng môn Trương Quang Kim cùng các võ sinh của mình có nội công thâm hậu. Đặc biệt qua việc tìm hiểu môn võ cũng như tiếp xúc với võ sư chúng tôi nhận thấy rằng vừa trò chuyện một cách bình thường, chúng tôi vừa đặt tay lên thử ở bụng thì có cảm giác như một luồng khí từ bên trong truyền ra. Mặc dù ông không vận khí công. Nhiều thế võ có từ thời các thị vệ xưa được thế giới công nhận như “lôi phong phước” đây là thế võ dùng cho các vương tôn quân tử ở triều đình, quạt trở thành binh khí. “Xuân thiên đề đao” (giận tới trời), môn võ đặc thù dùng để thi tiến sĩ võ. Trên cái nền đang có sẵn, võ kinh Vạn An Phái còn muốn có một ngày được trình diễn đầy đủ các thế võ bảo vệ cung đình xưa và đưa môn võ này ra nước ngoài rộng rãi hơn nữa, truyền thụ vào trong học đường để con em được rèn luyện sức khỏe. Đồng thời giữ nét đẹp văn hóa mà cha ông đã để lại từ thời vua chúa.
Võ quạt được xem là tinh hoa
Những chiêu thức thần tốc
Trong thời xưa, một trong những thế võ thần tốc thường được các môn phái coi trọng đó là võ roi, thương. Chính võ tướng Hồ Ngạnh (1891 - 1976) ở đất Bình Định với ngọn roi thần tốc gây điên đảo võ lâm cũng từng tạo dấu ấn bằng chiếc roi. Ông cũng từng là giáo đầu về môn roi cho binh sĩ hộ thành Huế suốt nhiều năm liền. Sau này ông được phong chức tổng giáo đầu. Nhà nghiên cứu võ học Trần Văn Hùng cho rằng; Môn võ roi của võ tướng Hồ Ngạnh đến nay vẫn còn nhiều điều rất khó lí giải.
Tổng giáo đầu Hồ Ngạnh từng khét tiếng với võ roi
Cách dùng roi hoàn toàn khác biệt so với việc huấn luyện dùng thương hay gậy của các phái võ hiện nay. Nhiều năm làm tổng giáo đầu cho nhà Nguyễn ở kinh thành Huế sau này ông có tham gia phong trào Cần Vương chạy ra Bình Định và từng truyền dạy món võ roi này cho rất nhiều binh sỹ khác nữa. Bởi sự cuốn hút của món võ roi này nên đến nay ông Hùng cùng nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đang tiếp tục nghiên cứu về tổng giáo đầu Hồ Ngạnh. Hồ Ngạnh tên thật là Hồ Nhu. Từ nhỏ vì quá khát khao vào cung cấm làm thị vệ nên ông đã học được nhiều thế võ. Lớn lên, ông được gia đình gửi vào lò võ của các cao thủ bậc nhất như Ba Đề, Đội Sẻ, Hồ Khiêm từ những đường roi của các cao thủ võ lâm này đã tạo ra một Hồ Ngạch với món võ roi cực kỳ lợi hại và bí hiểm khôn lường. Vua Bảo Đại từng khen mỗi đường roi của Hồ Ngạnh vung ra là tuyệt kỹ vô song.