Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Độc đáo gốm sứ tâm linh của làng nghề Bát Tràng

Thực hiện Chương trình quốc gia trong những năm gần đây về việc "phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch để bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững". Đẩy mạnh Chương trình phát triển thương hiệu làng nghề truyền thống nhằm bảo tồn các sản phẩm làng nghề mang đậm nét văn hoá của người Việt.

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước về dòng sản phẩm gốm tâm linh, làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã và đang cho phục hồi sản xuất và phát triển các dòng sản phẩm gốm men rạn, hoa văn đắp nổi. Đây là dòng sản phẩm có truyền thống từ nhiều thế kỷ của làng nghề hiện đang dần bị mai một tại Bát Tràng. 

Một trong số những sản phẩm độc đáo của gốm Tâm Linh Bát Tràng.

Với kinh nghiệm sản xuất của các nghệ nhân, Bát Tràng Việt Nam đã chủ động xây dựng thương hiệu “Gốm tâm linh gia tộc Việt”, đây là hệ thống đại lý đầu tiên được phát triển trên quy mô toàn quốc, "Gốm tâm linh gia tộc Việt" chuyên sản xuất và cung cấp các dòng sản phẩm gốm tâm linh cao cấp sử dụng và trang trí tại gian thờ của gia đình và các dòng họ. 


Hệ thống "Gốm tâm linh gia tộc Việt" đã được nghệ nhân gốm Phạm Đạt chuẩn bị trong nhiều năm, với mong muốn đưa dòng sản phẩm gốm truyền thống của gia tộc tới nhiều địa phương trên toàn quốc. 

Nét hoa văn của gốm sứ Bát Tràng.

Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã có sản phẩm xuất khẩu sang các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, đồng thời đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng nghề đã có bước thay đổi. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, được xuất khẩu trên 163 quốc gia.

Dòng sản phấm gốm sứ tâm linh ngày càng được người dân tin dùng

Tuy nhiên, theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện có hơn 60% số làng nghề đang hoạt động cầm cự, 20% đang thật sự khó khăn và 20% còn lại đã phá sản. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thống kê từ 38 tỉnh, thành năm 2009 cho thấy đã có 9 làng nghề bị phá sản, 124 làng nghề khác đang sản xuất cầm chừng (chiếm khoảng 10% tổng số các làng nghề); 2.166 hộ sản xuất làng nghề có đăng ký kinh doanh đóng cửa; 468 doanh nghiệp làng nghề hoạt động cầm chừng (chiếm 16% tổng số doanh nghiệp làng nghề).

 

Ngày 10/9/2016, đánh dấu cơ sở đầu tiên của hệ thống được khai trương tại Hà Đông (Hà Nội). Hiện tại Bát Tràng Việt Nam, đã nhận được trên 1000 đăng ký làm đại lý thuộc hệ thống.