Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Độc đáo nghệ thuật Chầm riêng chà pây Khmer Nam bộ

Năm 2013, nghệ thuật Chầm riêng chà pây được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là ghi nhận xứng đáng về giá trị của loại hình nghệ thuật độc đáo, giàu bản sắc văn hóa dân tộc này.

 

 Dân tộc Khmer có chữ viết riêng từ lâu đời nên đã biết ghi chép những sáng tác dân gian, những tư liệu tôn giáo kinh kệ để lưu truyền trong cộng đồng. Nhờ vậy mà rất nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, đậm bản sắc văn hóa dân tộc được lưu giữ, phát triển như hát múa rô băm, sân khấu ca kịch dù kê và đàn hát Chầm riêng chà pây.

     

 

Đông đảo đồng bào Khmer về dự lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể  quốc gia Nghệ thuật Chầm riêng chà pây khmer Nam bộ tại Trà Vinh năm 2013


Lần đâu tiên tôi biết đến nghệ thuật đàn, hát Chần riêng chà pây là vào năm 2012, khi đi công tác ở TP. Trà Vinh. Đó là đêm cộng đồng dân tộc Khmer nơi đây tổ chức giao lưu văn nghệ dịp lễ Ok om bok (ooc om boc). Nghệ nhân duy nhất tham gia độc xướng Chầm riêng chà pây đêm ấy là ông Thạch Mâu, ở ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú. Tiết mục độc xướng của ông, được đông đảo công chúng yêu thích vỗ tay nồng nhiệt sau khi kết thúc trình diễn. Được biết, ở Trà Vinh nghệ nhân Thạch Mâu là “cây đại thụ” của nghệ thuật độc xướng Chầm riêng chà pây.

                          

 Biểu diễn văn nghệ tại lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Chầm riêng chà pây Khmer Nam bộ

 

Theo dòng thời gian loại hình nghệ thuật độc đáo này đang bị mai một, những thế hệ kế thừa rất hiếm, hiện số người biết đàn, hát Chầm riêng chà pây trong cộng đồng dân tộc Khmer Nam bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thế hệ trẻ ít người đam mê theo học đàn, hát Chầm riêng chà pây vì nhiều lý do, trong đó có lý do về sự rèn luyện công phu trong ngón đàn và sự trau dồi kiến thức văn hóa, xã hội sâu rộng. Nghệ nhân độc xướng Chầm riêng chà pây vừa đàn chà pây, vừa hát (hát như kể chuyện) duy nhất  với cây đàn chà pây, không có dàn nhạc, không có ai phụ họa.

 

Nghệ nhân Thạch Mâu, một nghệ nhân duy nhất còn nắm giữ được nghệ trình diễn Chầm riêng chà pây ở Trà Vinh làm lễ trước buổi biểu diễn   

 

Các nhà nghiên cứu nhạc khí dân tộc, cây đàn chà pây có nguồn gốc từ Ấn Độ, khi du nhập vào Việt Nam đã được cải tiến, để phù hợp với loại hình nghệ thuật độc xướng của đồng bào Khmer Nam bộ. Đàn chà pây có 12 phím, kết cấu theo hệ thống thang âm ngũ cung, có âm thanh trầm ấm, sâu lắng phù hợp với cách thể hiện tự sự trữ tình. Nghệ nhân độc xướng Chầm riêng chà pây là người không chỉ chơi điêu luyện về cây đàn chà pây, mà còn phải là người có khả năng ứng tác rất nhanh nhạy trong từng không gian, bối cảnh về lời ca khi trình diễn. Trong lúc trình diễn, nghệ nhân Chầm riêng chà pây chủ yếu dựa vào những cốt truyện từ dân gian tới hiện đại mà sáng tác ra những lời ca theo thể thơ 4 chữ, 7 chữ, lục bát để dễ hát và người nghe dễ nhớ.

 

Nghệ nhân Thạch Mâu hào hứng trình diễn trong ngày lễ công nhận Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Chằm riêng chà pây Khmer Nam bộ

 

Chính vì thế trong mỗi buổi trình diễn, tùy theo sự ngẫu hứng cảm xúc của người nghệ nhân mà những khúc nhạc, lời ca luyến láy, bổng, trầm theo chủ đề độc xướng tự sự của mỗi người mỗi khác, tạo nên những sắc thái thật riêng. Đó là nét khác biệt, nét làm nên sự độc đáo của nghệ thuật Chầm riêng chà pây. Không gian và thời gian của một cuộc độc xướng Chăm riêng chà pây ở mỗi phum, sóc cũng khác nhau và rất tài tử đầy ngẫu hứng không bị lệ thuộc vào bất cứ quy định nào. Nghệ nhân có thể độc diễn ở sân chùa, ở đám tiệc cưới, hỏi hay ở ngay tại nhà, phục vụ có khi chỉ vài chục người, nhưng cũng có lúc lên tới hàng trăm người tham dự.                   

Phụ nữ Khmer trong trang phục truyền thống rực rỡ tham dự lễ công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Chầm riêng chà pây

 

Trong cuộc sống đương đại ngày nay, chủ đề của những bài hát Chầm riêng chà pây cũng được các nghệ nhân thường xuyên cập nhật, phản ánh kịp thời những vấn đề về đời sống xã hội đang diễn ra từng ngày. Ngoài những đề tài ca ngợi lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ; về tình lứa đôi, tình yêu quê hương, đất nước nhiều nghệ nhân đã biết khai thác những vấn đề mang tính thời sự vào trong ứng tác của mình khi trình diễn. Đó là khuyên răn mọi người trong cộng đồng hãy sống đúng đạo lý, đúng pháp luật, phê phán những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy