Độc đáo những món ăn trong mâm cúng mùng 1 Tết của người Thái Thanh Hoá Chủ nhật, 22/01/2023 - 18:18
Với người dân tộc Thái ở thôn Cao Tiến (Luận Thành, Thường Xuân, Thanh Hoá) nói riêng, người Thái trên cả nước nói chung, mâm cơm cúng ngày mùng 1 Tết rất quan trọng. Người Thái chuẩn bị mâm cơm ngày đầu năm mới để cúng tiến đất trời, ông bà tổ tiên, cầu mong một năm mưa thuận gió hoà, sức khoẻ cho tất cả các thành viên trong gia đình mình. Cũng như bao dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam, Tết đến Xuân về là dịp để cả gia đình xum họp, đoàn viên. Để có một cái Tết đủ đầy, đồng bào người Thái tại Cao Tiến (Luận Thành, Thường Xuân, Thanh Hoá) thường chuẩn bị các loại thực phẩm, gia vị, lá dong gói bánh từ trước cả tuần trước Tết. Mâm cúng cũng phải được người cao tuổi nhất trong dòng họ khấn, mời ông bà tổ tiên về toạ hưởng. Mâm cơm cúng ngày mùng 1 Tết là linh hồn của người Thái nơi đây. Trong mâm cúng thường có các món chính, như: xôi (trước đây thường dùng nếp nương), thịt gà luộc, thịt heo luộc (bào gồm thị, tim, gan, lòng, dồi,..), cá nướng, canh măng rừng, canh đu đủ hoặc xu hào. Bên cạnh đó còn có các loại bánh, gói: bánh chưng to, bánh chưng nhỏ, bánh ít 2 cẳng, gói mọoc, pho, chả lam, mật mía,... Người Thái ở Cao Tiến thường gói bánh chưng lớn và bánh chưng nhỏ vào ngày 29 hoặc 30 Tết. Bánh sau khi luộc chín sẽ được dâng lên bàn thờ trước. Bánh ít 2 cẳng được làm bằng bột gạo nếp trộn với mật mía. Bánh được gói bằng lá chuối ngự và được nấu chín bằng cách đồ trong hông gỗ. Bánh có vị ngọt, béo và là món ăn được rất nhiều người Thái ưa chuộng trong dịp Tết.
Quá trình đồ xôi, bánh ít chuẩn bị cho mâm cúng Tết của người Thái Cao Tiến. Phụ nữ Thái gói gói mọoc, gói pho để chuẩn bị mâm cúng Tết. Nguyên liệu là gói pho gồm cá suối loại nhỏ, các loại ra và gia vị. Gói mọoc có nguyên liệu tương tụ gói pho và có thêm cơm nấu từ gạo tẻ. Các loại bánh ít, gói mọoc, pho trước và sau khi đồ chín. Cá nướng than hồng là món bắt buộc phải có trong mâm cúng. Người Thái ở thôn Cao Tiến thường đào ao, nuôi cá để có cá ăn và cúng Tết. Người dân thường sẽ tháo ao từ ngày 25 - 28 Tết để bắt cá ăn Tết. Canh măng rừng nấu với chân giờ, xương từ heo tự nuôi trong mâm cúng Tết của người Thái. Người Thái thường thích ăn đồ nướng bằng than hồng và thịt heo để ăn Tết cổ truyền cũng thường là heo tự nuôi bằng chuối, cám, rau, tuyệt nhiên không sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Gà cúng Tết của người Thái cũng phải là gà nuôi thả và đương nhiên sẽ phải là gà trống, thịt chắc, thơm ngon. Đĩa thịt gà sẽ được đặt trên xôi lót ngọn lá chuối xanh. Đây là phong tục lâu đời của người Thái nên dù đã đầy đủ nhưng xôi sẽ không bỏ vào đĩa. Cá hong khói, mổ ngược từ lưng cũng là một món không thể thiếu trong mâm cúng của người Thái ở Cao Tiến. Cá được dùng làm món này thường là cá diếc cỡ nhỏ. Mâm cúng mùng 1 Tết của phụ nữ Thái tại nhà gốc (nhà cha mẹ hoặc anh cả) sau khi đi lấy chồng. Để biết đã mời được ông bà, tổ tiên về ăn mâm cúng Tết hay chưa, người cúng sẽ dùng 2 đồng tiền (một mặt sơn trắng, mặt khác để nguyên) để gieo. Khi 2 đồng tiền, đồng lật, đồng úp khác mặt nhau nghĩa là đã mời hoàn thành, còn không sẽ phải khấn tiếp và gieo lại. Cuối cùng, đó là tục xem chân gà để xem điều tốt, xấu của gia chủ.