Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Đổi 10 tệ lấy 1 cái ôm

Câu chuyện là minh chứng cho sự “bước đường cùng” của người nghèo trong việc trang trải những chi phí chăm sóc y tế ngày càng trở nên đắt đỏ.

 

Cặp uyên ương Giang và Viên trong nước mắt tuyệt vọng vì thiếu tiền chữa bệnh. Giang thuyết phục người yêu đừng làm vậy.

Tờ Shanghai Ist ngày 16/4 đưa tin, một phụ nữ trẻ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã phải ra đường rao đổi 10 nhân dân tệ lấy một cái ôm cô nhằm kiếm tiền giúp bạn trai chữa bệnh hiểm nghèo. Câu chuyện là minh chứng cho sự tuyệt vọng của người nghèo trong việc trang trải chi phí chăm sóc y tế ngày càng đắt đỏ.

Người phụ nữ có tên là Viên Viên xuất hiện trên đường phố của thành phố Tam Hà tỉnh Hà Bắc từ hôm Thứ Ba với một tấm bìa lớn viết thông điệp: "Ôm tôi 1 cái xin đổi lấy 10 tệ của bạn để cứu tính mạng bạn trai tôi!" Bên dưới là số tài khoản ngân hàng và số điện thoại của "khổ nhục chủ".

Vừa hay tin người yêu ra đường quyên tiền cho mình chữa bệnh bằng cách để người đời ôm cô, Giang đã kịp chạy ra ngăn cô lại.

Viên Viên nói rằng bạn trai của cô tên là Giang đang cần tiền làm phẫu thuật cấy ghép tủy và được bệnh viện yêu cầu đặt cọc 250 ngàn nhân dân tệ, theo Tân Hoa Xã. Giang hỏi bác sĩ có thể tạm hoãn phẫu thuật được không, họ trả lời rằng người hiến tặng tủy xương có thể không sẵn sàng nếu anh để họ chờ đợi quá lâu.

Cô gái cho biết, trong lúc bức bách cô nhớ đến một người cha ở Bắc Kinh đã quyên góp được 800 ngàn nhân dân tệ để có tiền chữa bệnh nan y cho con. Ông đã nghĩ ra cách sẵn sàng quỳ ngoài đường phố cho mọi người thỏa mái đấm đá ông, miễn là họ cho ông tiền. Vì vậy cô cũng quyết định xuống đường, nhưng lựa chọn để người đời ôm cô 1 cái, đổi lấy 10 tệ chữa bệnh cho bạn trai.

Câu chuyện của đôi uyên ương này khiến nhiều người xúc động.

Khi nghe tin bạn gái làm điều này, Giang đã tìm đến và ngăn cô lại. Cả hai đã phải to tiếng với nhau và cuối cùng hai người khóc òa, ôm nhau trong nước mắt. Câu chuyện của cặp uyên ương này đang cho thấy bất cập của hệ thống chăm sóc y tế ở Trung Quốc dường như đang quay lưng với các đối tượng dễ bị tổn thương và cần giúp đỡ trong xã hội.