Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Đóng cửa - mở sách

(Dân sinh) - Những ngày qua, dư luận tranh luận sôi nổi về từ khóa "thiết yếu". Trên các mạng xã hội, công chúng tranh luận đâu mới là sản phẩm "thiết yếu" đối với từng cá nhân, từng nhóm người, từng tầng lớp xã hội. Và với người yêu sách, hoặc chỉ đơn giản là có thói quen đọc, sách cũng thiết yếu không kém những mặt hàng khác.

Trong thời gian giãn cách xã hội, nhu cầu đọc sách của người dân tăng lên. Vì vậy, cùng với các chương trình tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm, một số tổ chức, cá nhân đã quyên góp, trao tặng sách cho người dân tại khu cách ly, điểm phong toả nhằm chăm sóc sức khoẻ tinh thần, tăng cường tri thức, năng lượng tích cực cho nhân dân.

Đóng cửa - mở sách - Ảnh 1.

Hà Nội thực hiện giãn các xã hội theo Chỉ thị 17, Phạm Ngân Hà (trú tại phường Quang Trung, quận Đống Đa) chia sẻ: "Mọi người thường quan niệm rằng trong đại dịch thì điều quan trọng nhất là đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng việc chăm sóc đời sống tinh thần khi thực hiện giãn cách trong thời gian dài cũng quan trọng không kém. Mình muốn dành thời gian giãn cách để đọc thêm nhiều sách thay vì chỉ nằm xem điện thoại hay xem ti vi". 

 Anh Vũ Quốc Huy (quận Long Biên, TP.Hà Nội) cho hay: "Mỗi ngày, thay việc mở điện thoại, ti vi cập nhật tin tức về dịch bệnh tôi đánh lừa đầu óc bằng việc đọc sách. Với tôi, sách là vật phẩm thiết yếu trong những ngày nghỉ vì dịch. Sách tôi tự chăm sóc sức khoẻ tinh thần, khơi gợi trí tưởng tượng, đánh lạc hướng lo âu. Hơn thế, những cuốn sách về chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn người dân sống khỏe cũng giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết để tự bảo vệ mình trước Covid-19".

Đóng cửa - mở sách - Ảnh 2.

Từ giữa tháng 7, Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Văn phòng phía Nam Hội Xuất bản Việt Nam cùng Sở TT&TT TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình "Sách trao tay, học ngày giãn cách". Đội ngũ tình nguyện viên đã tìm mọi cách để tập hợp sách, phân loại, khử trùng và mang đến các khu phong tỏa để tặng cho từng nhà.

Dịch Covid-19 khiến số người đọc tăng lên là chuyện không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Ngành xuất bản các nước cũng có những thống kê tương tự, khi tự nhiên có nhiều thời gian và bị hạn chế di chuyển, sách trở thành một cứu cánh cho nhiều người. Điều đáng mừng là không chỉ sách giấy, những hình thức xuất bản khá mới như podcast (một dạng sách nói mà độc giả có thể nghe trên các ứng dụng và có thể đăng ký, tải về) cũng bắt đầu được người đọc quan tâm.