Phát biểu và chỉ đạo tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, trong những năm qua, nông sản của Việt Nam, đặc biệt là trái cây ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường nhờ vào chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Rau quả nói chung và trái cây nói riêng là một trong những mặt hàng xuất khẩu trái cây nói riêng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Riêng trái chuối tươi xuất khẩu chủ yếu sang thị trường các nước là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chính thức nhập khẩu chuối tươi Việt Nam.
Năm 2022, Đồng Nai đã xuất khẩu trên 400 ngàn tấn chuối. Dự kiến năm 2023, tỉnh xuất khẩu trên 500 ngàn tấn, trong đó, từ đầu năm đến nay đã xuất khẩu trên 200 ngàn tấn. Chuối tươi trên địa bàn Đồng Nai được xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc.
“ Với niềm tin vững chắc vào tương lai tốt đẹp, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng được củng cố và phát triển, góp phần thúc đẩy thương mại nông sản giữa Việt Nam và các nước Đông Á phát triển vững chắc”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng nhấn mạnh.
Đồng Nai là địa phương có diện tích chuối là 13,1ha chiếm tỷ lệ 8,53% và là địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất cả nước. Đồng thời, tỉnh cũng đứng đầu cả nước về số lượng mã vùng trồng chuối với 30 vùng trồng, diện tích 5.669ha, chiếm tỷ lệ 43% diện tích trồng chuối trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã có 39 cơ sở đóng gói được cấp mã số.
Đây là một trong số ít các loại cây ăn quả có khả năng phát triển thành những vùng sản xuất tập trung quy mô 400 - 500 ha. Diện tích cây chuối ở Đồng Nai phân bố trên khắp các địa bàn trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều ở huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán Năng suất trung bình khoảng 40 - 45 tấn/ha (trong khi tiềm năng có thể đạt từ 50 - 55 tấn/ha). Sản lượng ước tính 450.000 tấn/ năm, trong số này, trên 80 % là để xuất khẩu.
Tại Đồng Nai, giống chuối phổ biến nhất hiện nay là giống chuối già Nam Mỹ, kế đến chuối Sứ, chuối Cau. Ngoài ra còn một số giống chuối khác. Hiện nay thu nhập bình quân 1 ha trồng chuối sau khi trừ các chi phí vào khoảng 200 triệu đồng/ha/năm. Chuối (tươi) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc.
Tại buổi lễ, ông Hạ Tổ Tường- Giám đốc điều hành, Công ty TNHH thương mại quốc tế Sofia Shanghai cho biết cây chuối Việt Nam có bề dày lịch sử với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển. Với vị trí địa lý thuận tiện, là láng giềng thân thiết nên việc xuất khẩu và vận chuyển đến Trung Quốc rất dễ dàng. Trong 13 năm qua chúng tôi đã nhập khẩu chuối của Việt Nam. Những năm gần đây với sự phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế Việt Nam. Với sự hỗ trợ của rất nhiệt tình của Chính phủ Việt Nam đã tăng cường hỗ trợ và đầu tư cho ngành chuối, trình độ kĩ thuật của người dân Việt Nam ngày càng nâng cao.
Tất cả các vùng trồng, cũng như các cơ sở đóng gói chuối xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được cả bộ này, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) phê duyệt. Tất cả vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật dịch hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho GACC khi có yêu cầu. Hồ sơ phòng trừ sinh vật gây hại bằng biện pháp hóa học phải ghi các thông tin cụ thể gồm tên thuốc, hoạt chất, ngày sử dụng và liều lượng sử dụng trong quá trình canh tác. Chuối tươi Việt Nam được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc được GACC cho phép nhập khẩu trái cây. GACC sẽ kiểm tra tất cả giấy tờ, hồ sơ liên quan.
Những lô hàng từ vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa được phê duyệt sẽ không được nhập vào Trung Quốc. Đồng thời từ chối nhập khẩu, tiêu hủy hoặc áp dụng biện pháp xử lý thực vật khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, phát hiện lẫn đất, lá, không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.