Theo đó, các đơn vị, địa phương đẩy mạnh triển khai các hoạt động tuyên truyền, truyền thông và phòng ngừa xã hội đối với tội phạm mua bán người. Trong đó, Công an tỉnh cung cấp phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người cho các sở, ngành, đoàn thể phục vụ công tác tuyên truyền; phối hợp tuyên truyền phòng, chống mua bán người tập trung các địa bàn, đối tượng, lĩnh vực dễ phát sinh tội phạm mua bán người.
Sở LĐ-TB&XH tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sử dụng lao động, đưa người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người; phối hợp tuyên truyền về công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
Sở LĐ-TB&XH, UBND huyện, thành phố phối hợp các sở, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục rà soát, xác định nhóm đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người để có chính sách hỗ trợ, tuyên truyền, vận động, giải quyết việc làm, phân công thành viên các hội, đoàn thể ở cơ sở theo dõi, giúp đỡ cho những đối tượng này, nhằm phòng ngừa, không để bị lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc vào các hoạt động mua bán người.
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, UBND xã, phường, thị trấn thực hiện đa dạng hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền về phòng, chống mua bán người phù hợp với đối tượng và đặc điểm tình hình của địa phương.