Cơ quan việc làm liên bang (BA) của Đức mới đây cho biết do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế yếu, nhu cầu tuyển lao động trong nhiều lĩnh vực kinh tế tại nước này hiện đã giảm rõ rệt.
Theo số liệu từ BA, nhu cầu về lao động tháng 7/2019 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm qua.
Cơ quan này cho biết: “Mặc dù nhu cầu tuyển lao động mới vẫn ở mức cao, tuy nhiên nó đã giảm rõ rệt so với trước.”
Ảnh minh họa. (Nguồn: DPA)
Theo các chuyên gia từ BA, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp giảm xuất phát từ một số nguyên nhân chính như kinh tế toàn cầu suy yếu, xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn cũng như tác động từ vấn đề Brexit.
Tuy nhiên, nhu cầu lao động giảm không phải trong toàn bộ nền kinh tế mà chủ yếu trong các ngành có sự phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế chung, như giao thông, vận tải, thương mại, những công việc có tính chất ngắn hạn…
Ngược lại trong các lĩnh vực như hành chính công, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu lao động mới vẫn tiếp tục tăng lên, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu lao động mới trong những tháng tới tiếp tục chậm lại.
Viện nghiên cứu Thị trường lao động và Việc làm (IAB) của Đức cho biết, kết quả khảo sát hằng tháng đối với lãnh đạo của 156 cơ quan việc làm tại nước này đã chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Nền kinh tế suy yếu cũng khiến cho người dân thận trọng hơn trong chi tiêu.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu thị trường Đức (GfK), chỉ số tâm lý mua sắm của người tiêu dùng đã giảm lần thứ 3 liên tiếp trong tháng Bảy.
Trong tháng Tám tới, các chuyên gia thị trường dự báo tâm lý tiêu dùng tiếp tục giảm 0,1 điểm so với tháng 7, xuống mức 9,7 điểm. Đây là con số thấp nhất ghi nhận được từ tháng 4/2017.
Trong tuần qua, chỉ số Ifo - chỉ số quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2013.
Theo các chuyên gia, tất cả các dấu hiệu trên cho thấy kinh tế Đức đang có nguy cơ rơi vào thời kỳ suy thoái.
Cơ quan việc làm liên bang (BA) của Đức mới đây cho biết do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế yếu, nhu cầu tuyển lao động trong nhiều lĩnh vực kinh tế tại nước này hiện đã giảm rõ rệt.
Theo số liệu từ BA, nhu cầu về lao động tháng 7/2019 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm qua.
Cơ quan này cho biết: “Mặc dù nhu cầu tuyển lao động mới vẫn ở mức cao, tuy nhiên nó đã giảm rõ rệt so với trước.”
Theo các chuyên gia từ BA, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp giảm xuất phát từ một số nguyên nhân chính như kinh tế toàn cầu suy yếu, xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn cũng như tác động từ vấn đề Brexit.
Tuy nhiên, nhu cầu lao động giảm không phải trong toàn bộ nền kinh tế mà chủ yếu trong các ngành có sự phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế chung, như giao thông, vận tải, thương mại, những công việc có tính chất ngắn hạn…
Ngược lại trong các lĩnh vực như hành chính công, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu lao động mới vẫn tiếp tục tăng lên, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu lao động mới trong những tháng tới tiếp tục chậm lại.
Viện nghiên cứu Thị trường lao động và việc làm (IAB) của Đức cho biết, kết quả khảo sát hằng tháng đối với lãnh đạo của 156 cơ quan việc làm tại nước này đã chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Nền kinh tế suy yếu cũng khiến cho người dân thận trọng hơn trong chi tiêu.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu thị trường Đức (GfK), chỉ số tâm lý mua sắm của người tiêu dùng đã giảm lần thứ 3 liên tiếp trong tháng Bảy.
Trong tháng Tám tới, các chuyên gia thị trường dự báo tâm lý tiêu dùng tiếp tục giảm 0,1 điểm so với tháng 7, xuống mức 9,7 điểm. Đây là con số thấp nhất ghi nhận được từ tháng 4/2017.
Trong tuần qua, chỉ số Ifo - chỉ số quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2013.
Theo các chuyên gia, tất cả các dấu hiệu trên cho thấy kinh tế Đức đang có nguy cơ rơi vào thời kỳ suy thoái./.
Theo Vietnamplus