Đầu máy của toa tàu Cát Linh–Hà Đông. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN).
Theo Ban quản lý dự án đường sắt, trong hơn 600 nhân lực này, có hơn 400 người được đào tạo Việt Nam, 200 người được cử sang Trung Quốc, gồm nhân viên trung tâm điều độ, nhân viên trung tâm ga, sửa chữa tàu, ga, đường ray… Chi phí để đào tạo 600 người này hoàn toàn nằm trong kinh phí của dự án.
“Trong số nhân lực đào tạo ở Trung Quốc có 37 lái tàu. Các lái tàu đều bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện lái tàu theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc…Hiện, công tác đào tạo này cơ bản hoàn tất”, ông Phương thông tin.
“Trong số nhân lực đào tạo ở Trung Quốc có 37 lái tàu. Các lái tàu đều bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện lái tàu theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc…Hiện, công tác đào tạo này cơ bản hoàn tất”, ông Phương thông tin.
Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành 90% khối lượng phần xây dựng cơ bản hạ tầng chạy tàu, bao gồm kết cấu cầu cạn, nhà ga, công trình kiến trúc trong khu depot, đường ray...
Dự kiến, đến ngày 31-3 tới, toàn bộ phần xây lắp trang trí kiến trúc bao gồm các nhà ga và các công trình kiến trúc trong khu depot sẽ được hoàn thiện.
Ngày 1-9, dự án sẽ đóng điện toàn tuyến và tuyến đường sắt được chạy thử từ ngày 1-10. Thời gian chạy thử kéo dài từ 3 đến 6 tháng (phụ thuộc vào kết quả chạy thử) trước khi đưa vào vận hành khai thác thương mại.
Trước đó, ông Đường Hồng, Giám đốc điều hành dự án, đại diện Tổng thầu EPC Trung Quốc cho biết, theo hợp đồng, Việt Nam sẽ mua 13 đoàn tàu. Trong đó, đoàn tàu đầu tiên đã đưa về Hà Nội để cẩu lên ray. Như vậy, 12 đoàn tàu còn lại, sẽ chia làm 3 đợt, tiếp tục được vận chuyển về cảng Hải Phòng trong thời gian tới.
Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chứa tối đa 1.326 người, phục vụ vận chuyển hành khách đô thị trục Cát Linh-Hà Đông, có mức giá 63,2 triệu USD. Tàu điện trên do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh của Trung Quốc sản xuất.
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD; trong đó, vốn vay của Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 133 triệu USD. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD, tăng 250 triệu USD.
Dự kiến ban đầu, tuyến đường sắt này được đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến năm 2018 mới khai thác thương mại.
Dự án có chiều dài 13,05km đường sắt trên cao với 12 nhà ga; đường sắt đôi, khổ 1,435m với tốc độ chạy tàu tối đa 80 km/giờ. Thời gian chạy từ Cát Linh đến Hà Đông và ngược lại sẽ là gần 24 phút. Lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/giờ, tương đương 1,02 triệu người mỗi ngày.
Dự kiến, đến ngày 31-3 tới, toàn bộ phần xây lắp trang trí kiến trúc bao gồm các nhà ga và các công trình kiến trúc trong khu depot sẽ được hoàn thiện.
Ngày 1-9, dự án sẽ đóng điện toàn tuyến và tuyến đường sắt được chạy thử từ ngày 1-10. Thời gian chạy thử kéo dài từ 3 đến 6 tháng (phụ thuộc vào kết quả chạy thử) trước khi đưa vào vận hành khai thác thương mại.
Trước đó, ông Đường Hồng, Giám đốc điều hành dự án, đại diện Tổng thầu EPC Trung Quốc cho biết, theo hợp đồng, Việt Nam sẽ mua 13 đoàn tàu. Trong đó, đoàn tàu đầu tiên đã đưa về Hà Nội để cẩu lên ray. Như vậy, 12 đoàn tàu còn lại, sẽ chia làm 3 đợt, tiếp tục được vận chuyển về cảng Hải Phòng trong thời gian tới.
Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chứa tối đa 1.326 người, phục vụ vận chuyển hành khách đô thị trục Cát Linh-Hà Đông, có mức giá 63,2 triệu USD. Tàu điện trên do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh của Trung Quốc sản xuất.
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD; trong đó, vốn vay của Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 133 triệu USD. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD, tăng 250 triệu USD.
Dự kiến ban đầu, tuyến đường sắt này được đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến năm 2018 mới khai thác thương mại.
Dự án có chiều dài 13,05km đường sắt trên cao với 12 nhà ga; đường sắt đôi, khổ 1,435m với tốc độ chạy tàu tối đa 80 km/giờ. Thời gian chạy từ Cát Linh đến Hà Đông và ngược lại sẽ là gần 24 phút. Lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/giờ, tương đương 1,02 triệu người mỗi ngày.