Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Gặp chàng trai chế tạo thùng rác thông minh: "Xin cho tôi rác”.

Với niềm đam mê tìm tòi sáng tạo, bằng sự nỗ lực của mình, nam sinh viên Trường cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh đã chế tạo thành công “chiếc thùng rác thông minh”.

Sinh viên trẻ mà chúng tôi nhắc đến là em Trần Đình Yên (SN 1995), trú xã Thiên Lộc, (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) hiện là học năm thứ hai lớp Điện công nghiệp K5, Trường cao đẳng nghề công nghệ Hà Tĩnh. Yên xuất thân gia đình, bố làm cán bộ xã, mẹ làm nông, có 2 anh em, Yên là con cả.

Từ nhỏ  Yên đã thích sữa chữa những đồ vật trong nhà, như điều khiển ti vi, quạt điện, nồi cơm điện... hỏng là Yên đem ra để sửa, Yên tự mình học cách để sửa.Sau này khi được vào học ở một trường nghề thì sự đam mê của Yên còn lớn hơn thế. Sau một thời gian tự tìm tòi sáng tạo thì Yên cũng đã Thiết kế chế tạo ra được chiếc thùng rác thông minh mang thương hiệu.

Sản phẩm thùng rác thông minh do Yên chế tạo được cấu tạo từ chiếc thùng nhựa, cao 60 cm, rộng 25 cm, phía sau được gắn một hệ thống bo mạch gồm nhiều con chíp dùng để điều khiển lệnh và được lấy nguồn điện từ bình ắc quy. Mặt trước thùng được gắn đèn led nháy với dòng chữ “Xin cho tôi rác”.

Nam sinh viên sáng tạo ra chiếc thùng “ xin cho tôi  rác”.Trần Đình Yên đang tìm tòi sáng

Đặc biệt ở thùng rác này là có hệ thống âm thanh tự động, khoảng 15 giây lại phát ra âm thanh “Cảm ơn mọi người đã cho tôi rác”.Khi không ai bỏ rác, cứ vài phút nó sẽ phát âm thanh “Vì môi trường xanh, sạch đẹp, xin quý khách hãy bỏ rác vào đúng nơi quy định” nhằm gây sự chú ý với mọi người đến thùng rác.

Khi được hỏi về ý tưởng độc đáo của mình Yên cho biết.“ Ý tưởng làm chiếc thùng rác thông minh được em ấp ủ từ lâu, nhưng do chưa có điều kiện cần thiết để chế tạo, hơn nữa lúc ấy cũng chưa quyết tâm để làm. Gần đây trong một lần em tới thăm bạn bị ốm ở bệnh viện, em thấy nhiều người vứt rác bừa bãi, ảnh hưởng tới môi trường. Về nhà em quyết tâm thực hiện ý tưởng chế tạo thùng rác, có thể phát ra tiếng nói đặt ở hành lang bệnh viện, để người nghe thấy tiếng gọi xin rác mà vứt rác vào thùng , đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân”.

Quyết tâm và tính sáng tạo đã có, nhưng trong quá trình chế tạo, Yên gặp không ít khó khan “ Khó khăn nhất trong việc chế tạo chiếc thùng là kinh phí, em đang là sinh viên, gia đình bình thường, nên việc mua các thiết bị để phục vụ quá trình chế tạo em phải đắn đo. Thế nhưng được sự ủng hộ từ phía gia đình, và sự giúp đỡ của các thầy giáo và bạn bè cùng lớp, thì em đã hoàn thành được ý tưởng của mình”. Yên chia sẻ thêm.

Và rồi bao nhiêu công lao của sự nỗ lực của Yên đã được đền đáp, Yên đã thành công  với sáng tạo của mình. Trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên tỉnh Hà Tĩnh giữa năm 2014, thùng rác thông minh của Trần Đình Yên giành giải nhất, đại diện cho tỉnh Hà Tĩnh tham dự cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc.

Nam sinh viên sáng tạo ra chiếc thùng “ xin cho tôi  rác”.Sản phẩm chiếc thùng rác thông minh do Trần Đình Yên tạo ra.

Tuy  sản phẩm sau đó không giành giải trong cuộc thi toàn quốc, nhưng Yên cho biết trong thời gian tới Yên sẽ có dự định hoàn thiện hơn về thùng rác thông minh này: “ Em đang nghiên cứu chế tạo ra bộ khử mùi, hay là bộ xử lý phân loại rác ngay sau khi rác được đưa vào thùng, dùng nguồn năng lượng mặt trời để thay thế cho nguồn điện đang dùng từ ắc quy”.

Nói thêm về sự thành công của em Yên, thầy Lưu Trung Kiên, giảng viên Khoa điện cho biết: "Đây là sản phẩm được đánh giá cao về ý tưởng độc đáo. Thùng rác chỉ là sản phẩm đơn chiếc mang tính chất mô hình nên nhìn chưa được bắt mắt, khi nào sản xuất ra hàng loạt tác giả sẽ thiết kế lại để đẹp hơn Từ ngày mô hình được vinh danh, nhiều người muốn Yên sáng tạo ra thùng rác thông minh tương tự để họ mua. Phía Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã liên lạc với Ban giám hiệu nhà trường đặt vấn đề đưa sản phẩm về các trường mầm non, tiểu học. Để sản xuất ra một chiếc thùng rác thông minh như vậy sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí để sản xuất chiếc thùng cũng mất 1,5 triệu đồng. nên nhà trường chưa thể sản xuất hàng loạt được. bên phía nhà trường cũng đang cần sự giúp đỡ của một doanh nghiệp tổ chức nào đó”.

Dù chưa  phải là một công trình khoa học nghiên cứu lớn, hay chưa được đưa vào áp dụng vào thực tế đời sống. Thế nhưng việc một sinh viên trẻ đam mê sáng tạo góp phần làm cho môi trường thêm sạch, đẹp là một điều đáng mừng.