Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Gây mê thất bại, người phụ nữ đau đớn tỉnh dậy khi phẫu thuật nhưng không ai biết

Câu chuyện bắt đầu vào năm 2008, trước sinh nhật lần thứ 45 của Donna Penner - một phụ nữ đến từ Canada. Sau khi Donna đi khám bệnh rong kinh và đau bụng kinh nặng, cô được bác sĩ đề nghị phẫu thuật để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dù rất lo lắng lúc chuẩn bị, nhưng sau khi được đưa vào phòng mổ và gây mê toàn thân, Donna nhanh chóng ngủ thiếp đi.

Không lâu sau đó Donna tỉnh dậy vì một cảm giác lạnh ở bụng. Cô có thể nghe thấy các y tá bận rộn ở bàn mổ và cảm thấy có ai đó đang lau bụng mình. Lúc này cô nghĩ rằng phẫu thuật đã kết thúc thành công, các bác sĩ chỉ đang dọn dẹp. Cho đến khi nghe bác sĩ phẫu thuật yêu cầu y tá lấy dao mổ, Donna nhận ra cuộc phẫu thuật chưa kết thúc, nó thậm chí còn chưa bắt đầu.

Gây mê thất bại, người phụ nữ đau đớn tỉnh dậy khi phẫu thuật nhưng không ai biết

Donna đã tỉnh dậy trước khi cuộc phẫu thuật được bắt đầu, nhưng không ai biết được rằng cô tỉnh táo và cảm nhận được nỗi đau. 

Tiếp theo, Donna cảm thấy lưỡi dao áp vào bụng mình, rạch đường đầu tiên trên bụng và gây ra nỗi đau khủng khiếp. Cô cố gắng ngồi dậy và nói chuyện - nhưng cơ thể cô bị tê liệt do tác động của thuốc giãn cơ.

“Tôi không thể làm bất cứ điều gì. Tôi không thể di chuyển, không thể hét lên, không thể mở mắt”, Donna kể lại, "Tôi cố gắng khóc, chỉ để nước mắt chảy xuống má để họ chú ý đến tôi. Nhưng tôi không thể khóc”.

Thuốc gây mê không khiến cho Donna ngất đi nhưng lại khiến cơ thể bị tê liệt, cô không thể đưa ra bất kỳ tín hiệu nào để nói với bác sĩ. Cô chỉ có thể nằm đó, để các bác sĩ mổ xẻ cơ thể mình và chịu đựng nỗi đau không kể xiết.

Cơn chịu đựng của Donna tưởng kết thúc khi bác sĩ thông báo phẫu thuật kết thúc. Nhưng ở giây phút cuối cùng, thuốc giãn cơ hết tác dụng. Cô bắt đầu di chuyển lưỡi của mình quanh ống thông trong miệng. Donna nghĩ rằng đó là một cách để cảnh báo nhân viên y tế rằng mình đã tỉnh. Thật không may, các nhân viên y tế hiểu nhầm thông điệp mà cô muốn truyền tải. Họ rút ống thở trong khi thuốc mê chưa hết tác dụng để cho phép phổi tự hoạt động. Ngay khoảnh khắc đó, Donna nghĩ mình sẽ chết.

Gây mê thất bại, người phụ nữ đau đớn tỉnh dậy khi phẫu thuật nhưng không ai biết

Donna chỉ có thể nằm đó, chịu đựng nỗi đau khủng khiếp và để các bác sĩ mổ xẻ cơ thể mình. - Ảnh minh họa

Lúc này, cô phát triển ý thức về tâm hồn và cảm thấy phòng phẫu thuật bắt đầu trở nên xa xôi, cơ thể dần nhẹ bỗng. Mãi đến khi các nhân viên y tế nhận thấy điều bất thường và quay trở lại với nguồn cung cấp oxy, Donna cảm thấy bị kéo trở lại phòng phẫu thuật. Cô đã tỉnh dậy và òa khóc.

Dù 10 năm trôi qua, nỗi đau và sự nỗi sợ khi trải qua cuộc phẫu thuật không thuốc mê năm đó gây ra cho Donna những ám ảnh vô hạn. Cô bị chấn thương tâm lý kéo dài, liên tục gặp 2 hoặc 3 cơn ác mộng mỗi đêm. Sau thời gian dài vật lộn, người phụ nữ buộc phải xin nghỉ ốm và rời bỏ công việc hiện có.

"Tôi vô cùng sợ hãi khi bị nhốt trong xe, và ngay cả khi quần áo không được mặc đúng cách cũng làm tôi thêm lo lắng, không thể đeo khăn hay bất kỳ thứ gì trên cổ vì cảm giác ngột ngạt”, Donna chia sẻ.

Tuy nhiên, Donna hiện tại đang cô gắng quên đi cuộc phẫu thuật năm đó và trở về xã hội bằng cách tư vấn cho các trường đại học Cananda, giúp các bác sĩ tương lai nhận ra những rủi ro khi phẫu thuật và cách giao tiếp với bệnh nhân. 

Gây mê thất bại, người phụ nữ đau đớn tỉnh dậy khi phẫu thuật nhưng không ai biết

Donna gặp ám ảnh về cuộc phẫu thuật không gây mê 10 năm trước

Tại sao có những trường hợp thuốc gây mê không có tác dụng?

Gây mê là một phép lạ của y học. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm cách khắc phục những nhược điểm của gây mê để giảm thiểu rủi ro trong phẫu thuật.

Thuốc giãn cơ được sử dụng trong nhiều ca phẫu thuật. Những loại thuốc này làm tê liệt các cơ bắp tạm thời, ngăn ngừa phản xạ, và không cần dùng quá nhiều thuốc gây mê, giúp giảm tác dụng của thuốc mê tới cơ thể.

Gây mê thất bại, người phụ nữ đau đớn tỉnh dậy khi phẫu thuật nhưng không ai biết

Bất kỳ thủ tục y tế nào cũng tiềm ẩn những rủi ro

Ngày nay, hàng triệu người trên thế giới đều sử dụng phương pháp gây mê để thực hiện phẫu thuật. Điều này không chỉ để giảm đau trực tiếp cho bệnh nhân, nếu không gây mê toàn thân, nhiều thủ thuật xâm lấn, cứu sống nhất sẽ không thể thực hiện được. Tuy nhiên, như với bất kỳ thủ tục y tế nào cũng tiềm ẩn rủi ro.

Một số người có thể có ngưỡng gây mê cao, điều đó có nghĩa lượng thuốc thông thường không đủ để giảm hoạt động não. Theo thống kê, nhóm người có ngưỡng gây mê cao chẳng may tỉnh lại giữa cuộc phẫu thuật thường không có cách thông báo cho bác sĩ về tình trạng đó. 

Theo An An (Dịch theo QQ)/Vietnamnet.vn