Trong đó, bệnh héo chết nhanh với diện tích nhiễm 245,2 ha (nhẹ 214,7 ha, trung bình 28 ha, nặng 2,5 ha) và bệnh vàng lá chết chậm do nấm, tuyến trùng rễ, rệp sáp gốc với 2.106,4 ha (nhẹ 938,7 ha, trung bình 467,7 ha, nặng 700 ha).
Bên cạnh đó, các bệnh thán thư, rệp sáp cũng gây hại rải rác tại các vùng trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.
Cùng kỳ năm ngoái, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có hàng ngàn ha tiêu bị chết vì nhiễm bệnh. Trong đó, nhiều nhất là huyện Chư Sê với 1.200ha, Ia Grai có hơn 600ha hồ tiêu bị chết…
Theo người dân, bộ rễ cây hồ tiêu rất nhạy cảm, nếu bị úng nước sẽ bị tổn thương, thối và phát sinh nhiều bệnh khác. Do đó, ngay từ đầu mùa mưa, nông dân và cơ quan chuyên môn các địa phương đã chủ động tập trung triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu để hạn chế thiệt hại.
Điều đáng lo ngại là theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, từ tháng 8 - 12/2019, khu vực Tây Nguyên sẽ có mưa nhiều. Tổng lượng mưa tháng 8 và 9 sẽ cao hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm 10 - 30%. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh gây hại trên cây hồ tiêu.