Với thép Hòa Phát, các sản phẩm của hãng tiếp tục kéo dài chuỗi ngày ổn định, thép cuộn CB240 ở mức 18.270 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.810 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 sản phẩm là thép cuộn CB240 hiện có giá 18.170 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, giá bán thép cuộn CB240 được duy trì ổn định sau đợt tăng ngày 19/5, hiện ở mức 18.110 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Về thương hiệu thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.110 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Công ty thép Thái Nguyên, 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 có giá 18.270 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.710 đồng/kg.
Thương hiệu thép Mỹ, sau đợt tăng ngày 18/5, hiện 2 sản phẩm của hãng đang ổn định giá bán, thép cuộn CB240 ở mức giá 18.720 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.
Tại thị trường miền Trung, thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, thép cuộn CB240 ở mức 18.060 đồng/kg; giá thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, với 2 sản phẩm là dòng thép cuộn CB240 có giá 18.110 đồng/kg; thép D10 CB300 đang ở mức 17.910 đồng/kg.
Với thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 18.420 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 18.060 đồng/kg.
Với thương hiệu Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.010 đồng/kg - mức giá này duy trì từ ngày 19/5; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định giá từ ngày 12/5 hiện ở mức 17.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 17.810 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Thương hiệu thép Miền Nam, với sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức giá 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức giá 17.810 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, giá thép cuộn CB240 đang ở mức 18.110 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.
Chốt phiên giao dịch, giá thép hôm nay giao kỳ hạn đến tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 152 Nhân dân tệ xuống mức 4.941 Nhân dân tệ/tấn.
Tại Trung Quốc, xuất khẩu thép dự kiến sẽ giảm do chính phủ nước này đang thực hiện một loạt hành động nhằm ngăn chặn đà tăng bất thường của lạm phát hàng hóa số lượng lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những hạn chế này sẽ chỉ cản trở hoạt động kinh doanh của những nhà xuất khẩu thép Trung Quốc mà khó có khả năng lan rộng trên thị trường quốc tế do lượng xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc hạn chế.
Tại Ấn Độ, việc xuất khẩu quặng sắt gia tăng, phần lớn sang Trung Quốc, đã khiến các nhà sản xuất thép gặp khó. Mặc dù giá thép toàn cầu đã ở mức cao trong 4 tháng đầu năm nay, nhưng các nhà sản xuất lại đang gặp khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm do sự thiếu hụt nguồn cung quặng sắt trầm trọng.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu quặng sắt từ Ấn Độ tăng 66% lên 22,42 triệu tấn. Trong đó, khoảng 90% xuất khẩu sang Trung Quốc, với sản lượng khoảng 20,28 triệu tấn, tăng mạnh so với con số 12,24 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Do những gián đoạn kinh tế sau đợt bùng phát dịch Covid-19, sản lượng quặng sắt đã giảm mạnh gần 44 triệu tấn xuống còn 202 triệu tấn trong năm tài chính 2020 - 2021. Tuy nhiên, xuất khẩu của quốc gia này lại tăng 62% lên 60 triệu tấn so với 37 triệu tấn vào năm ngoái. Điều này đã tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung khoảng 70 triệu tấn.