Giá vàng thế giới cũng ghi nhận tuần tăng giá đầu tiên trong bốn tuần. Giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm 3,2 USD xuống 1.838,1 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 1/2021 trên sàn Comex New York tăng 1,6 USD lên 1.840 USD/ounce.
Tuần qua, giá vàng trên thị trường quốc tế tiếp tục chịu áp lực giảm mạnh và xuống đáy 5,5 tháng và ghi nhận tháng tồi tệ nhất 4 năm cho dù đồng USD sụt giảm. Giới đầu tư tìm đến các loại tài sản rủi ro, đánh cược đại dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát nhờ các loại vaccine mới.
Như vậy, tính đầu tháng 11 cho tới nay, giá vàng đã giảm khoảng 180 USD/ounce, từ mức 1.952 USD xuống mức 1.773 như hiện tại. Nếu quy ra tiền Việt, giá vàng đã giảm khoảng 5 triệu USD.
Vàng giảm giá chủ yếu do dòng tiền tiếp tục đổ vào chứng khoán với kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục đi lên theo những diễn biến tích cực trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, vàng tăng trở lại nhờ hỗ trợ bởi đồng USD lao dốc không phanh do Bitcoin lên giá và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc mạnh lên. Việc Trung Quốc đẩy mạnh triên khai đồng Nhân dân tệ điện tử e-RMB cũng khiến đồng bạc xanh xuống giá và qua đó kéo giá vàng đi lên.
Mặt hàng kim loại quý cũng được hỗ trợ bởi thông tin ông Joe Biden cho biết sẽ không hành động ngay lập tức để hủy bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà Tổng thống đương nhiệm Donald Trump đã ký với Trung Quốc.
Vàng còn tăng sau khi các nhà kinh tế của Fed cảnh báo về tình trạng nợ quá mức của doanh nghiệp Mỹ. Gói cứu trợ kinh tế sẽ được Mỹ thông qua trong vòng vài tuần tới và một lượng lớn tiền nữa lại được vào hệ thống tài chính. Điều này sẽ khiến đồng USD giảm và nhu cầu tìm kiếm sự trú ẩn ở vàng tăng mạnh.
Theo dự báo, trong ngắn hạn, thị trường vẫn vẫn đang bị áp lực bởi tin tức tốt lành về vaccine Covid-19. Việc các quỹ ETF vàng giảm lượng vàng nắm giữ cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới giá vàng.
Dù vậy, nhiều tổ chức vẫn dự báo vàng sẽ lên giá trong dài hạn do lãi suất thực yếu, lạm phát tăng, đồng USD. ANZ vẫn dự đoán giá vàng sẽ lên 2.100 USD vào năm sau.