Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật

(Dân sinh) - Lễ cưới tập thể mang tên "Giấc mơ có thật" lần thứ 3 năm 2020 đã hiện thực hóa mong mỏi được làm đám cưới của 46 cặp vợ chồng khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Dù gặp thiệt thòi về cơ thể, nhưng họ đều có chung ước mơ có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc đong đầy, đặc biệt là sự chia sẻ của cộng đồng.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 1.

46 cặp đôi khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tại Lễ cưới tập thể mang tên "Giấc mơ có thật" lần thứ 3 năm 2020.

Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020.

Lễ cưới là món quà mà Ban tổ chức đã chung tay và huy động nguồn lực trong xã hội để chăm lo, tạo điều kiện cho những người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xây dựng mái ấm gia đình và hòa nhập xã hội. Lễ cưới trang trọng với đầy đủ nghi lễ truyền thống trong sự chứng kiến không chỉ của người thân, bạn bè mà còn có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 2.

Các cặp đôi khuyết tật tại "Giấc mơ có thật" lần thứ 3.

Trước lễ cưới chính thức, với sự hỗ trợ của Cơ quan liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), các cặp đôi và gia đình đã cùng nhau trao đổi với các chuyên gia và những phụ nữ khuyết tật truyền cảm hứng khác về cách thức xây dựng mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng, nhằm trang bị những kiến thức cần thiết, giúp cho các cặp đôi vững tin xây dựng cuộc sống hạnh phúc, loại bỏ các nguy cơ bạo lực gia đình. Buổi nói chuyện đã cung cấp và giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ cần thiết và can thiệp khủng hoảng khi phụ nữ và trẻ em cần trợ giúp. Các cặp đôi và gia đình đều tham gia thể hiện cam kết xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng trong hôn nhân, nói không với mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 3.

Bà Dương Thị Ngọc Linh: Không phải ai cũng may mắn được trải nghiệm lễ cưới và sự thăng hoa đúng những thời khắc trong cuộc sống.

Bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Trưởng ban tổ chức chương trình cho biết, mỗi người đều có hoàn cảnh và điều kiện sống riêng. Không phải ai cũng may mắn được trải nghiệm lễ cưới và sự thăng hoa đúng những thời khắc trong cuộc sống. Có những sự kém may mắn, vất vả mưu sinh, chưa có sự đồng thuận và chia sẻ của người thân trong việc lựa chọn về hôn nhân và tình yêu của mình, nhưng niềm hạnh phúc khi được làm lễ cưới mà chúng tôi từng chứng kiến trong lễ cưới tập thể "Giấc mơ có thật" lần 1, 2 là có thật.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 4.

Lễ cưới trang trọng với đầy đủ nghi lễ truyền thống.

"Từ tháng 4 đến nay, Ban tổ chức đã rất nỗ lực chuẩn bị, dù có lúc nghĩ tới sự kiện sẽ không được tổ chức do dịch bệnh Covid-19. Đến hôm nay, mọi việc đã được thực hiện chu đáo. Chương trình "Giấc mơ có thật" lần thứ 3 năm nay là sự tiếp nối nghĩa cử nhân văn và kêu gọi sự quan tâm, hành động nhiều hơn nữa vì sự hòa nhập, phát triển và khuyến khích sự tham gia đầy đủ, bình đẳng của người khuyết tật để không ai bị bỏ lại phía sau", bà Linh cho hay.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 5.

Lễ cưới được tổ chức trang trọng cùng với lời chúc phúc của gia đình và những phần quà của Ban tổ chức chương trình.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 6.

Đại diện cặp đôi rót champagne.

Chia sẻ tại lễ cưới trong niềm hạnh phúc trào dâng, cặp đôi Quách Văn Minh, Nguyễn Thị Say ở xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội như vẫn không tin được vào "giấc mơ có thật". Bị khuyết tật bẩm sinh, anh chị gắn bó với nhau đã 18 năm, có tới 3 mặt con, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên giờ mới được mặc bộ đồ cô dâu, chú rể. "Trước đây, vì hoàn cảnh không cho phép, chúng tôi chỉ làm mấy mâm cơm để chung vui. Hôm nay được trở thành cô dâu, chú rể như bao cặp đôi bình thường khác tại một lễ cưới trọng đại như thế này, chúng tôi xúc động lắm và thấy mình thật sự hạnh phúc", chị Say xúc động.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 7.

Cặp đôi Quách Văn Minh, Nguyễn Thị Say (Thanh Oai, Hà Nội).

Sinh ra đã bị khiếm khuyết về ngoại hình, cặp đôi Trần Thị Hậu và Quàng Văn Thịnh (Linh Đàm, Hà Nội) quen nhau trong một lần tham gia chung buổi văn nghệ từ thiện. Vượt qua mọi trở ngại, hai người đến với nhau được 5 năm và có một bé gái 4 tuổi kháu khỉnh, vì điều kiện nên lễ cưới mới chỉ được tổ chức đơn giản để hai bên gia đình gặp mặt. "Chúng tôi luôn ao ước có một ngày vui thật sự, được nhận lời chúc mừng hạnh phúc của người thân, bạn bè để thấy mình cũng được hưởng sự hạnh phúc trọn vẹn nhất trong đời. Và niềm hạnh phúc vô bờ của chúng tôi trong lễ cưới này chính là sự góp mặt của thành viên nhí trong gia đình…", cặp đôi chia sẻ.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 8.

Cặp đôi Trần Thị Hậu, Quàng Văn Thịnh (Linh Đàm, Hà Nội).

Cặp đôi Nguyễn Minh Hải và Nguyễn Thị Ngân ở Đông Anh (Hà Nội) bị khiếm thị từ nhỏ, Ngân may mắn hơn chồng khi vẫn còn một mắt để thấy ánh sáng. 10 năm chung sống với nhau, dù đã có hai mặt con, nhưng do điều kiện nên vợ chồng Ngân Hải chưa được mặc áo cô dâu chú rể, mà bố mẹ 2 bên mới chỉ làm vài mâm cơm để mừng hạnh phúc các con. "Chúng em biết mình bị thiệt thòi hơn những người khác nên "Giấc mơ có thật" năm nay là món quà cưới ý nghĩa để vợ chồng em được trọn vẹn niềm hạnh phúc, có một ngày cưới trọng đại như bao cặp đôi khác mà trong 10 năm qua chúng em luôn mong chờ", Ngân xúc động cho biết.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 9.

Cặp đôi Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Thị Ngân (Đông Anh, Hà Nội).

Về chung nhà từ năm 2016 nhưng chưa được tổ chức đám cưới nên trong lễ cưới tập thể lần này, cô dâu Trịnh Thị Phước và chú rể Lê Văn Bình (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vô cùng xúc động. Cô dâu Trịnh Thị Phước xúc động chia sẻ trong hôn lễ: "Tôi bị khuyết tật từ năm 9 tuổi. Công việc của tôi hiện nay làm may. Chồng tôi là người khiếm thị, anh làm nghề xoa bóp, massage. Do hoàn cảnh khó khăn nên chúng tôi chưa có điều kiện tổ chức lễ cưới. Với chúng tôi, đám cưới này đúng là một giấc mơ có thật. Chúng tôi rất biết ơn Ban tổ chức đã cho chúng tôi những khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa!".

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 10.

Cặp đôi Trịnh Thị Phước, Lê Văn Bình (Mỹ Đức, Hà Nội).

"Mặc dù chúng tôi đã từng mặc áo cô dâu và chú rể nhưng hôm nay cảm xúc vừa bồi hồi, vừa xúc động như lần đầu. Dù sinh ra đã bị thiệt thòi, nhưng bù lại chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng, của ban tổ chức. Đây là lễ cưới khó quên nhất trong cuộc đời", là chia sẻ của các cặp đôi tại lễ cưới "Giấc mơ có thật" lần thứ 3 với niềm vui vỡ òa và sự xúc động trào dâng trong tiết trời Hà Nội những ngày đông lạnh giá.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 11.

Cặp đôi Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Thị Thương (Quế Võ, Bắc Ninh).

video-1607333884

Một số hình ảnh tại lễ cưới "Giấc mơ có thật" lần 3:

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 14.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 15.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 16.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 18.

“Giấc mơ có thật” - Xúc động đám cưới tập thể của 46 cặp đôi khuyết tật - Ảnh 19.