Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Giành lại vỉa hè, đừng chỉ ném đá ao bèo

Lấy lại vỉa hè cho người đi bộ là việc làm cần thiết, mang đến sự văn minh cho bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, để việc làm này mang lại hiểu quả thiết thực cần có sự quyết tâm của cả xã hội, sự vào cuộc quyết liệt và liên tục của các cơ quan chức năng.

 

Phát động ồn ào

Với mong muốn lập lại trật tự đô thị, tạo ra môi trường văn minh - sạch đẹp, từ 10/3/2017 hơn 10 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân… đồng loạt ra quân lập lại trật tự, xử lý các vi phạm vỉa hè lòng đường.

Hàng chục máy xúc, máy khoan, máy đục được huy động đập bỏ bậc tam cấp xây lấn đất công, hành lang an toàn giao thông. Bậc thềm nhiều nhà dân, trong đó có cả trụ sở cơ quan nhà nước như UBND phường Quốc Tử Giám (quận Đống Đa) lấn ra vỉa hè cả mét đều bị cưỡng chế đục bỏ. Mái vẩy, biển quảng cáo... chiếm không gian chung bị tháo dỡ. 

Nhiều tuyến đường tại phố cổ, các hoạt động lấn chiếm vỉa hè lòng đường đã trở lại như trước 

Chỉ sau một tháng có tới 22.600 lượt người được huy động; thu giữ 1500 biển hiệu quảng cáo, tháo dỡ trên 5000 mái che, mái vẩy lấn chiếm; phá vỡ trên 2000 bục bệ, cầu dắt xe máy; thu giữ 5700 vật dụng; lực lượng cảnh sát trật tự đã phạt hành chính 2200 trường hợp vi phạm; 122.000 hộ kinh doanh ký cam kết không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.

Với những gì đã làm được, chiến dịch dành lại vỉa hè tại Hà Nội đã phần nào thể hiện rõ quyết tâm của thành phố trong việc lập lai trật tự đô thị, thu hút nhiều sự quan tâm trong dư luận xã hội.

Âm thầm tái chiếm

Trải qua hơn 6 tháng kể từ khi phát động chiến dịch ra quân dành lại vỉa hè cho người đi bộ tại Hà Nội đến nay, tình trạng chiếm dụng hè phố, lòng đường dù giảm rõ rệt nhưng chưa thực sự bền vững. Ban ngày người dân tuân thủ, nhưng tối đến hoặc vào giờ cao điểm, các hàng ăn lại tái chiếm hè phố.

Khách du lịch đã quá quen với việc phải đi xuống lòng đường khi phần lớn vỉa hè đã bị chiếm dụng

Nhiều chủ cửa hàng, người dân lại tiếp tục tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, dừng đỗ xe sai quy định trên nhiều tuyến phố, đặc biệt trên các tuyến phố cổ Hà Nội.

Dễ nhận thấy nhất là tại những tuyến đường trong khu phố cổ như: Hàng Mã, Hàng Lược, Hàng Đào, Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm)… Sau thời gian buộc phải “thu mình” lại trước sự ra quân xử lý quyết liệt của cơ quan chức năng, đến nay nhiều hộ dân đã bắt đầu tái chiếm vỉa hè trở lại.

Trên các tuyến phố, vỉa hè lại chặt kín các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy. Tại hầu hết các tuyến đường trong phố cổ Hà Nội, xe máy đỗ ngổn ngang dưới lòng đường, đẩy người đi bộ ra giữa đường. Tại thời điểm mới ra quân dọn dẹp, vỉa hè ở phố cổ Hà Nội hầu như rất thông thoáng nhưng đến nay, nhiều xe bán hàng rong, quán cóc lấn chiếm trở lại, khiến khu vực này trở lại lộn xộn như chưa có cuộc ra quân.

Chị Lê Bảo Ngọc (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ“ bất cứ người dân nào cũng đều đồng tình với việc lấy lại vỉa hè, vì vỉa hè được thiết kế nhằm đảm bảo an toàn giao thông, tính mạng cho người dân. Tuy vậy, vì nguyên nhân xuất hiện tình trạng chiếm dụng phải kể đến chính là lợi nhuận từ việc buôn bán vỉa hè và vấn đề quản lý. Nên nhiều người đã bất chấp lợi ích của xã hội để giành lợi ích cá nhân”.

Cùng quan điểm trên anh Phạm Đức Dương (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ thêm “ có lẽ thói quen coi vỉa hè, lề đường là bãi để xe là đất kinh doanh của nhà mình đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Để giành lại được vỉa hè chỉ khi nào làm thay đổi được nhận thức của người dân và có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền chứ không phải hết chiến dịch là thôi”.

Người kinh doanh vẫn mặc nhiên lấn chiếm vỉa hè, như chưa từng có cuộc ra quân giành lại vỉa hè 

Chiến dịch giành lại vỉa hè thực sự trở thành tâm điểm của dư luận xã hội, được đông đảo người dân tán thành. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến mong muốn các cơ quan chức năng đánh giá những tác động đến việc kinh danh và cuộc sống của hàng nghìn người nghèo có thu nhâp chính từ vỉa hè như: bán trà đá vỉa hè, bán hàng rong làm kế mưu sinh.