Tôi lớn lên trong một gia đình nơi câu nói "Bố (mẹ) xin lỗi" hay những cuộc tranh luận không bao giờ diễn ra. Điều đó khiến tôi không biết làm thế nào để giải quyết xung đột giữa bố mẹ và con cái đúng cách. Bây giờ, tôi đang cố gắng dạy cho con gái thấy được sức mạnh của lời xin lỗi.
Ảnh minh họa
Hiện giờ là 6:30 chiều vào một ngày thứ tư, đang cùng con gái làm bài tập về nhà môn Toán. Đây là môn học mà con bé cảm thấy khó nhất. Kết quả là, đó cũng là môn học mà con bé muốn từ bỏ nhất. Đây là điều khiến tôi thất vọng. Tôi thất vọng không phải vì con trả lời sai, mà là vì con không cố gắng.
Tôi có thể cảm nhận được sự thất vọng của mình đang lên đến đỉnh điểm. Trong lúc tức giận, tôi đã vô tình thốt ra những lời lẽ gay gắt với con gái mình, nó thậm chí gay gắt hơn nhiều so với những gì tôi nghĩ.
Tôi không hề cảm thấy tự hào về điều đó. Hơn một phút trôi qua, tôi đề nghị cả hai nên cần thời gian để bình tĩnh lại. Sau khi đưa con gái đến phòng riêng với một bộ màu và một bữa ăn nhẹ, tôi đi đến một góc khác để trấn tĩnh lại. Đây vốn dĩ không phải là hình mẫu người mẹ mà tôi mong muốn.
Khi cả hai chúng tôi bình tĩnh lại, tôi gõ cửa phòng con gái hỏi: "Mẹ có thể vào không?", "Vâng", con bé sụt sịt đáp.
Tôi ngồi trên giường và đặt một tay lên đầu gối con: "Mẹ xin lỗi, con yêu" - những từ quan trọng nhất tôi từng nói. "Mẹ tôi đã quá thất vọng. Mẹ biết mẹ không nên nói với con bằng giọng điệu đó. Con có thể tha thứ cho mẹ không?"
Con bé chậm rãi gật đầu và cuộn tròn vào lòng tôi. Sau vài phút âu yếm, chúng tôi nói về lý do tại sao cả hai chúng tôi đều thất vọng và nên làm gì để giải quyết vấn đề. "Mẹ ơi, con cũng xin lỗi mẹ", con bé nói một cách chân thành.
Qua câu chuyện trên, tôi đã cho con gái thấy món quà quý giá tôi tặng con đó là sự nhún nhường. Tôi cho con thấy bản thân mình sẵn sàng thừa nhận lỗi sai, xin lỗi về điều đó và nói chuyện để giải quyết xung đột thay vì phớt lờ đi.
Nỗi thất vọng ngày càng nhiều đến một giới hạn nào đó nó sẽ bùng nổ lên khiến chúng ta không thể kiểm soát được. Rất nhiều người đã từng mắc sai lầm như vậy trong cách giáo dục con cái. La hét ầm ĩ, quăng ném đồ đạc bừa bãi và thậm chí là cả những cái bạt tai con trong lúc giận dữ. Sau đó là chuỗi ngày dài “chiến tranh lạnh”.
Điều tồi tệ nhất là dù có trải qua những chuyện gì đi nữa cũng không hề có bất kỳ lời xin lỗi nào từ bố mẹ chúng. Một vài ngày yên tĩnh trôi qua, sau khi cả hai bên bình tĩnh lại, họ giả vờ như cuộc chiến chưa bao giờ xảy ra. Đó là cách kết thúc mà đa phần các bố mẹ thường làm. Tôi luôn thắc mắc làm thế nào để có thể giả vờ như chưa hề có chuyện gì xảy ra?
Nếu không nói ra, chúng ta mãi mãi sẽ không thể giải quyết được vấn đề đúng cách. Và những cuộc xung đột tiếp theo cũng sẽ đi theo vết xe đổ đó.
Một trong những điều tôi nhận ra bản thân mình cần đó là là chấm dứt mọi tình huống khó xử xảy ra. Tôi cần xin lỗi và tôi cần phải biết cách xin lỗi.
Câu chuyện hôm nay là một bài học tôi dành cho con gái mình. Tôi không ngại việc thừa nhận bản thân mình mắc sai lầm và đang cố gắng để giải quyết vấn đề với con. Hơn tất cả, tôi luôn khuyến khích con mình làm như vậy. Tôi đang dạy con bé rằng không có gì phải xấu hổ khi xin lỗi. Tất cả chúng ta ai cũng đều đã từng mắc sai lầm. Việc chúng ta sẵn sàng thừa nhận điều đó và tìm cách khắc phục mới là hướng giải quyết tốt nhất, thay vì phớt lờ đi như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Trần Thu Phương/GĐ&TE - Nguồn: Parents