Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Gốm Vân Sơn tinh hoa của đất Võ

Làng gốm Vân Sơn (xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn) là một trong những làng nghề truyền thống cổ nhất của tỉnh Bình Định. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, đến nay làng gốm này vẫn giữ được nguyên hơi thở của làng nghề danh tiếng nơi mảnh đất “hai vua”.

Vẻ đẹp của gốm... bình dân

Gốm Vân Sơn không cầu kì, nhiều hoạ tiết như các dòng gốm khác, gốm Vân Sơn hiện lên với vẻ thô ráp, sần sùi, vốn có của thứ đất riêng, điều làm nên sự nổi tiếng của gốm Vân Sơn là bên cạnh việc người dân sở hữu đôi bàn tay khéo léo, mà nơi đây còn được trời phú ban cho một nguồn đất sét phù hợp với quá trình nung đúc.

 Cùng 1 lúc đôi bàn tay của người làm gốm nhào đất, thì chân phải tạo chuyển động co bàn xoay.

Để làm ra một sản phẩm gốm Vân Sơn, đất sét phải là loại đất sét tốt, đủ độ dẻo cần thiết. Đất lấy lên khỏi hố khai thác được đạp dẻo ngay tại chỗ. Khi đất đã đều và quánh lại, thợ đất bèn xắn chúng ra thành từng tảng, phơi cho khô và đưa về tập kết gần nơi sản xuất. Sau đó người ta lại đập nhỏ chúng ra và lấy bao nylon phủ lại cẩn thận.

Đất được đưa lên bàn xoay, một người dùng chân tạo chuyển động cho bàn xoay, một người dùng tay để tạo hình cho đất

 Thứ đất nguyên liệu này nếu chẳng may bị ngấm nước sẽ làm độ dẻo của đất không ổn định và làm sản phẩm dễ bị nứt khi nung. Qua một lượt bàn xoay, gốm thành hình, vật dụng còn thô mộc giữ nguyên màu vàng nhạt của đất ấy là bán thành phẩm chờ làm nguội, trang trí. Thợ gốm sẽ dùng đến một con dao nhỏ thật sắc để kẻ, vẽ, hoặc khoét hoa văn, đường viền trang trí... xong đâu đó sản phẩm được đem hong khô trong vòng 3-4 ngày, rồi dem vào lò lung.

Gốm đẹp hay không là nhờ vào sự tinh tế của đôi bàn tay

Vốn là thứ gốm bình dân nên sản phẩm của làng nghề chủ yếu là những đồ phục vụ cho đời sống sinh hoạt thường ngày như: Vò, vại, chum, bình, ấm, bếp…

Gian nan giữ nghề

Cách đây khoảng 20 năm làng gốm rơi vào tình trạng ế ẩm do chưa có nhiều thị trường, bấy giờ nồi đất lại không được chuộng như ngày nay do hình thức và mẫu mã không đẹp, người làm gốm lao đao, không ít hộ đã bỏ nghề.

Sản phẩm Gốm Vân Sơn.

 Ông Bình sinh ra và lớn lên trong gia đình đã nhiều đời làm gốm, ông  Bình cho biết, vào những năm 1990, cả làng lại lác đác vài hộ làm, cái nghề này bởi gốm sản xuất ra không bán được, gốm bỏ hết ngoài đường, suốt năm suốt tháng không có ai đến hỏi mua. "Tôi gồng gánh những chum vại này, đi khắp tỉnh để rao bán mà cũng chẳng ăn thua, lúc đó không còn gì để ăn, tôi cũng bỏ nghề ra Đập Đá làm thuê. Nhưng làm được khoảng hơn 1 năm năm tôi lại phải về châm lửa cho lò, vì tôi không thể nào bỏ được cái nghề của ông cha, cứ lâu lâu không làm lại nhớ cái mùi đất"- ông Bình trăn trở. 

Nét đẹp Gốm Vân Sơn (ảnh nhiếp ảnh gia Đào Tiến Đạt)

 Những năm sau, người Vân Sơn tỏa đi khắp trong Nam ngoài Bắc, đi đến đâu cũng cố tìm thị trường. Vậy là sau khoảng chục năm điêu đứng, gốm Vân Sơn lại tìm thấy nhiều đường đi mới, sản phẩm đã ra tới tận Quảng Ninh, Hải Phòng, và vào tận tới Kiên Giang.

Những tưởng khó khăn về thị trường sẽ qua, đến năm 2003 lại một lần nữa nghề gốm lại lao đao khi mà lượng đất sét để làm gốm trở lên khan hiếm, người làm gốm lại một lần nữa phải bỏ nghề. Thấy nghề đứng trước nguy cơ bị mất, chính quyền địa phương đã liên hệ với nhiều địa phương khác để tìm loại đất sét tốt cách làng 20km để chủ động nguyên vật liệu cho làng nghề, vậy là nghề lại được giữ.

Ghi nhận tại xưởng làm gốm của ông Cù Văn Bình, được biết mỗi ngày nhà ông có 6 thợ làm, trong đó có 2 thợ nặn, hai thợ làm đất, 2 thợ làm nguội. Trung bình mỗi ngày cho ra lò khoảng 200 sản phẩm các loại, thu nhập mỗi lao động được khoảng 150 nghìn đồng 1 ngày.

 " Dù trải qua thật nhiều biến cố thăng trầm tưởng như có lúc mất nghề thế nhưng bằng trái tim, tâm huyết với thứ nghề của ông cha, mà nay nghề đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho địa phương, vì thế mà đời sống người làm gốm trở lên ấm lo hạnh phúc"- một lao động trẻ ở xưởng gốm này bộc bạch.