Triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách
Ông Khuất Văn Thành – Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công (NCC), TP. Hà Nội đã tập trung thực hiện tốt chính sách ưu đãi NCC với cách mạng, đảm bảo hầu hết NCC đều được công nhận và hưởng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Kết quả đã thực hiện chính sách đối với: 4.276 cán bộ Lão thành cách mạng; 3.784 cán bộ Tiền khởi nghĩa; 6.567 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 150 Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động; 2.698 NCC giúp đỡ cách mạng; 79.500 Liệt sĩ; 35.017 Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Thương binh B…
Bên cạnh các chính sách thực hiện đối với NCC, ngành LĐ-TB&XH còn thực hiện và giải quyết các chế độ chính sách khác của Đảng và Nhà nước như: Chi trả trợ cấp đối với thanh niên xung phong: 13.388 người ( trơng đó: trợ cấp một lần: 13.068 người; trợ cấp hàng tháng: 320 người); Chi trả trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân xuất ngũ: 1.297 người; Chi trả trợ cấp hàng tháng đối với công an nhân dân xuất ngũ: 205 người…và chế độ bảo hiệm y tế đối với các thương, bệnh binh.
Ngoài việc thực hiện chính sách chung theo quy định của Trung ương, thời gian qua, Hà Nội luôn nỗ lực cải thiện mức sống của thương binh, gia đình liệt sĩ và NCC. Cùng với thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, kế hoạch của TP các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội nhiều năm qua đều được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và NCC theo tiêu chí mà Bộ LĐ-TB&XH đề ra.
Thông qua các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong việc xã hội hóa các chương trình chăm sóc người có công, lồng ghép với nhiều chương trình khác như: Cho vay vốn ưu đãi, giài quyết việc làm, hỗ trợ phương tiện sản xuất,... Theo đó, TP đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: Hỗ trợ xây và sửa chữa nhà ở cho 5.439 NCC với cách mạng với tổng kinh phí 180.919 triệu đồng. Trong đó, xây mới 2.071 nhà, sửa chữa 3.368 nhà; tặng 47.149 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng kinh phí 36.007 triệu đồng; vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đạt 240.609 triệu đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thăm, tặng quà người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ.
Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh- Liệt sĩ, TP. Hà Nội đã trích ngân sách Thành phố tặng 126.715 suất quà đến các thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, thân nhân gia đình liệt sĩ, các tổ chức cá nhân tiêu biểu trên địa bàn với kinh phí trên 107 tỷ đồng;
Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho NCC với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Hà Nội đã ứng ngân sách và vận động xã hội hóa hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với 8.148 hộ người có công (mức hỗ trợ xây mới là 70 triệu đồng/hộ, sửa chữa là 35 triệu đồng/hộ); Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với NCC: 853 nhà (ngoài Quyết định 22 của TTCP), với tổng kinh phí hỗ trợ 39.390 triệu đồng. Tặng 7.180 sổ tiết kiệm với kinh phí: 10.067 triệu đồng. 223/223 Bà mẹ VNAH còn sống được các cơ quan đơn vị nhận phụng dưỡng... Tổ chức Lễ kỷ niệm thiết thực, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà, khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công tại cơ sở. Hoàn thành kế hoạch hỗ trợ xây mới, sữa chữa nhà cho người có công với cách mạng.
Để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và các giải pháp giải quyết việc làm. Thành phố sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề; tổ chức hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo của các trường trung cấp, cao đẳng nghề. Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách với các đối tượng bảo trợ xã hội. Hà Nội phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo năm 2017, chú trọng công tác giảm nghèo tại các xã vùng đồng bào dân tộc miền núi. Thực hiện tốt các Chương trình về bảo vệ trẻ em; công tác phòng chống mại dâm; cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai.
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đối với việc cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao, bổ trợ tư pháp... theo hướng cung cấp tốt hơn dịch vụ cho mọi tầng lớp nhân dân và bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, thiết yếu với chất lượng cao hơn.
Cùng với sự quan tâm của địa phương và các ngành chức năng, bản thân NCC cũng rất nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống... Đến nay, 100% hộ gia đình NCC trên địa bàn Hà Nội có mức sống bằng hoặc cao hơn sống trung bình so với người dân nơi cư trú.