Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Hà Nội: Đầu tư 70 tỷ đồng cho khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Mặc dù là Thủ đô song Hà Nội có diện tích nông nghiệp lớn, trên 50% dân số vẫn sinh sống ở khu vực nông thôn. Thời gian qua, thành phố đã có những cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, ưu tiên nguồn lực quan trọng cho khu vực nông thôn nhằm nâng cao đời sống nông dân.

 

Tại Hội nghị giao ban công tác hội và phong trào nông dân 10 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng do Hội nông dân Việt Nam tổ chức sáng 15/12, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn cho biết,  lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn được thành phố quan tâm, xác định là nhiệm vụ quan trọng,liên tiếp trong 2 nhiệm kỳ gần đây, Thành ủy Hà Nội đều xây dựng chương trình công tác chuyên đề về lĩnh vực này.,  

Kết quả sau gần 10 năm mở rộng địa giới hành chính, bộ mặt nông thôn của Hà Nội có sự đổi thay rõ nét, thu nhập của người nông dân từ 9 triệu đồng/người/năm tăng lên 35 triệu đồng/người/năm và phấn đấu đến hết nhiệm kỳ này đạt 45 triệu đồng/người/năm. Hết năm nay, Hà Nội có trên 200 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm trên 50% tổng số xã; có 2 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là Đan Phượng và Đông Anh, cùng đó là 2 huyện khác đang trình hồ sơ để công nhận.

 

Hà Nội thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp để nâng cao đời sống cho người dân nông thôn

Đặc biệt, Hà Nội đã hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa, từ đó, đã thành một số mô hình sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Đến nay, thu nhập bình quân trên 1ha canh tác của Hà Nội đạt hơn 200 triệu đồng, song cũng có những trang trại cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô, số còn lại do các tỉnh, thành lân cận cung cấp, do đó ngành nông nghiệp của Hà Nội rất cần sự liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành bạn.

 Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn nhấn mạnh, mặc dù ngành nông nghiệp đóng góp không lớn trong tỷ trọng nền kinh tế của Thủ đô, song lại có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, tạo công ăn việc làm và sự ổn định xã hội của Thành phố. Chính vì thế, trong nhiệm kỳ này, mặc dù nguồn lực còn khó khăn do Trung ương giảm tỷ lệ điều tiết về ngân sách Thành phố, song Hà Nội vẫn cố gắng, dành khoảng 70 nghìn tỷ đồng cho khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.