Dự án kênh mương nội đồng tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên
Theo báo cáo của ngành Tài chính Hà Tĩnh: Giai đoạn 2011- 2016, tỉnh Hà Tĩnh đã xem xét, ban hành 26 chính sách với nguồn huy động 17.761 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 2.300 tỷ đồng, ngân sách các cấp từ huyện đến xã 696 tỷ đồng; huy động các nguồn lực hợp pháp 14.765 tỷ đồng. Hệ thống chính sách giai đoạn này được chia thành 4 nhóm, gồm: các chính sách về nông nghiệp, nông thôn, nông thôn mới (9 chính sách với 1.839 tỷ đồng); chính sách về phát triển thương mại (6 chính sách với 374 tỷ đồng); chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển doanh nghiệp (4 chính sách với 698 tỷ đồng) và nhóm chính sách về thu hút nguồn lực nhân lực chất lượng cao, GD&ĐT, y tế, văn hóa (7 chính sách với 848 tỷ đồng). Nhìn chung đa số các chính sách của Hà Tĩnh trong những năm qua đã phát huy được tác dụng đến tận hộ dân, góp phần tạo đột phá về phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các chính sách phục vụ đời sống dân sinh.
Dự án đường giao thông nông thôn tại xã Sơn Kim 2 huyện Hương Sơn
Ông Nguyễn Trọng Sơn, Giám đốc Sở Tài chính Hà Tĩnh dự báo rằng, giai đoạn 2017- 2020 việc cân đối nguồn lực thực hiện cơ chế chính sách sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dự kiến nguồn kinh phí khoảng 480 tỷ đồng, trong đó 230 tỷ từ tiết kiệm chi, 100 tỷ đồng từ vay thương mại và bố trí từ nguồn đầu tư phát triển 150 tỷ đồng; nguồn tăng thu để cân đối thực hiện các đề án, chính sách gặp rất nhiều khó khăn nên có thể cắt giảm cân đối nguồn lực, đưa bộ chính sách theo hướng tích hợp. Tuy vậy, các chính sách đầu tư các dự án phục vụ dân đời sống dân sinh vẫn được ưu tiên hàng đầu.