Được biết, các tư liệu Hán-Nôm cổ nói trên do ông Lương Lục, trú tại xóm Đông Nam, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc lưu giữ. Sách có kích thước 30x25cm, được viết và in dập bằng văn tự cổ Hán-Nôm trên chất liệu giấy gió, một số tư liệu được viết tay và in theo lối chữ Chân, theo phương pháp viết chữ Hán cổ...Nghiên cứu bước đầu cho thấy, các tư liệu Hán-Nôm cổ có niên đại thời Nguyễn. Nội dung bao gồm các sách nói về Hà Đồ Lạc Thư trong Kinh Dịch, một số sách nói về Lý số, Nho học, sách thuốc và các bài văn cúng… một số cuốn được minh hoạ bằng các bản vẽ tay cẩn thận chi tiết…
Hiện Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đang mời các chuyên gia Hán-Nôm dịch thuật các tư liệu trên để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đây là lần đầu tiên phát hiện số lượng lớn các văn tự Hán-Nôm cổ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, các tư liệu này rất có giá trị lớn về lịch sử, khảo cổ, dân tộc học và ngôn ngữ chữ viết cổ.
Các tư liệu Hán-Nôm cổ nói trên do ông Lương Lục, trú tại xóm Đông Nam, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc lưu giữ. Sách có kích thước 30x25cm, được viết và in dập bằng văn tự cổ Hán-Nôm trên chất liệu giấy dó, một số tư liệu được viết tay và in theo lối chữ Chân, theo phương pháp viết chữ Hán cổ...Nghiên cứu bước đầu cho thấy, các tư liệu Hán-Nôm cổ có niên đại thời Nguyễn. Nội dung bao gồm các sách nói về Hà Đồ Lạc Thư trong Kinh Dịch, một số sách nói về Lý số, Nho học, sách thuốc và các bài văn cúng… một số cuốn được minh hoạ bằng các bản vẽ tay cẩn thận chi tiết…
Hiện Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đang mời các chuyên gia Hán-Nôm dịch thuật các tư liệu trên để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện số lượng lớn các văn tự Hán-Nôm cổ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, các tư liệu này rất có giá trị lớn về lịch sử, khảo cổ, dân tộc học và ngôn ngữ chữ viết cổ.