Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Hải Dương: Nông nghiệp phát triển nhờ nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thời gian qua tại Hải Dương, NHCSXH tỉnh đã dành một tỉ trọng lớn nguồn vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm để cho vay phát triển sản phẩm hàng hóa thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Nhờ đó, rất nhiều nông sản (ổi lê, vải sớm, thanh long ruột đỏ…) của hộ vay được cấp chứng nhận OCOP.

Gia đình chị Nguyễn Thị Chinh (thôn Mai Xá, xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang) trồng 4 sào ổi bo Đài Loan (Trung Quốc) và 5 sào ổi lê. Tuy nhiên do ổi bo hiệu quả kinh tế không cao như giống ổi lê. Do vậy, giữa năm 2022, khi được NHCSXH cho vay 50 triệu đồng vốn theo chương trình giải quyết việc làm, chị đã chuyển toàn bộ diện tích trồng ổi sang trồng ổi lê. Nhờ đó, gia đình chị thu lãi hơn 100 triệu đồng từ ổi lê.

Không chỉ vậy, sản phẩm ổi lê của gia đình chị Chinh và của hàng trăm hộ dân ở xã Hiệp Lực đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Cũng trong năm 2022, từ nguồn vốn vay thuộc chương trình giải quyết việc làm, một sản phẩm khác của huyện Ninh Giang được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao là quả vải sớm.

Tại huyện Chí Linh gia đình ông Mạc Văn Hoành (thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám) với nguồn vốn vay từ chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH, đã chuyển đổi cây trồng từ cam sang thanh long ruột đỏ.

Năm 2022, gia đình ông thu lãi hơn 80 triệu đồng, còn năm nay, với gần 700 gốc thanh long ruột đỏ, dự kiến, gia đình ông có thể thu được 100 triệu đồng tiền lãi. Thanh long ruột đỏ cũng đã trở thành sản phẩm OCOP của địa phương.

Có thể thấy tính hiệu quả của đồng vốn tín dụng chính sách tại Hải Dương đã được minh chứng rõ ràng trong thời quan qua. Nguôn vốn tín dụng chính sách đã góp phần phát triển sản phẩm OCOPTại Hải Dương, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ hỗ trợ hàng trăm hộ dân trên địa bàn ổn định sinh kế mà còn góp phần phát triển các sản phẩm OCOP của địa phương.

Gia đình chị Nguyễn Thị Chinh (thôn Mai Xá, xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang) dùng nguồn vốn vay được để trồng ổi

Gia đình chị Nguyễn Thị Chinh (thôn Mai Xá, xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang) dùng nguồn vốn vay được để trồng ổi

Đại diện NHCSXH tỉnh Hải Dương cho biết để tập trung phát triển sản phẩm OCOP, đơn vị đã chỉ đạo các phòng giao dịch huyện ưu tiên, tập trung nguồn vốn phục vụ các đối tượng đủ điều kiện phát triển sản phẩm OCOP.

NHCSXH tỉnh Hải Dương cho biết đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách của của đơn vị đạt hơn 4.200 tỷ đồng. Trong đó dư nợ chương trình giải quyết việc làm gần 520 tỷ đồng. Nguồn vốn chính sách phục vụ các mô hình phát triển sản phẩm OCOP chủ yếu tập trung từ chương trình tín dụng này.

Thời gian tới, NHCSXH tỉnh sẽ tích cực phối hợp các đơn vị liên quan để rà soát các hộ vừa đủ điều kiện vay vốn ưu đãi vừa có mô hình phát triển sản phẩm OCOP để cho vay.

Mới đây, theo Nghị quyết 181/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 2/11, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội toàn quốc được điều chỉnh bổ sung 15.500 tỷ đồng từ nguồn vốn không giải ngân hết thuộc chương trình cho vay ưu đãi theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội để chuyển sang chương trình cho vay giải quyết việc làm.

Trong đó Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hải Dương được bổ sung 250 tỷ đồng. Thời gian giải ngân nguồn vốn bổ sung này đến hết ngày 31/12/2023.

Trên địa bàn tỉnh, đến ngày 6/11 tổng dư nợ tín dụng chính sách thực hiện Nghị quyết 11 là hơn 377 tỷ đồng. TP Chí Linh là địa phương có dư nợ lớn nhất với hơn 55 tỷ đồng, xếp thứ hai là TP Hải Dương với gần 41 tỷ đồng. Trong 4 chương trình thuộc Nghị quyết 11 triển khai trên địa bàn tỉnh, dư nợ chương trình cho vay nhà ở xã hội lớn nhất với gần 207 tỷ đồng, cho vay giải quyết việc làm xếp thứ hai với 160 tỷ đồng. Xếp thứ ba là chương trình cho học sinh, sinh viên vay mua thiết bị học tập với hơn 9 tỷ đồng. Chương trình cho cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập vay có dư nợ hơn 1 tỷ đồng.