Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Hạnh phúc gia đình tạo nên từ yêu thương và chia sẻ

Không thể phủ nhận vai trò gương mẫu của người cao tuổi trong thực hiện Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình (Bộ Tiêu chí) đã có sức ảnh hưởng lớn tới các thành viên gia đình. Điều đó còn thể hiện qua các phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Gia đình tứ đại đồng đường”, “Gia đình văn minh, hạnh phúc”,… Từ đây, trên địa bàn TP Hà Nội đã có nhiều gia đình đã lan tỏa được lối sống mẫu mực, gìn giữ tổ ấm hòa thuận tốt đẹp hơn.

Bà Lê Thị Thiên Hương Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội cho biết, qua thời gian triển khai thí điểm và nhân rộng trên địa bàn TP, Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình được các cấp, các ngành triển khai thực hiện gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đặc biệt là việc đăng ký, bình xét danh hiệu Gia đình văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa tại cơ sở, phù hợp với đời sống văn minh đô thị thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển Thủ đô. Việc thực hiện Bộ Tiêu chí trên địa bàn TP Hà Nội đã góp phần thay đổi đáng kể đời sống văn hóa ở Thủ đô, tác động từ thái độ, hành vi của mỗi cá nhân, đến việc giữ gìn, củng cố nền nếp, gia phong của mỗi gia đình, phong tục tập quán của cộng đồng, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Trong quá trình triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí đã xuất hiện nhiều gương điển hình văn hóa ứng xử trong gia đình.

Bà Lê Thị Mão, hội viên hội Người cao tuổi, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ Tổ dân phố số 4 phường Ngọc Lâm, quận Long Biên chia sẻ tại Hội nghị toạ đàm “Cách làm và kinh nghiệm hay trong thực hiện Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình góp phần nâng cao chất lượng gia đình văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” năm 2023

Bà Lê Thị Mão, hội viên hội Người cao tuổi, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ Tổ dân phố số 4 phường Ngọc Lâm, quận Long Biên chia sẻ tại Hội nghị toạ đàm “Cách làm và kinh nghiệm hay trong thực hiện Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình góp phần nâng cao chất lượng gia đình văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” năm 2023

Tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội, hàng năm UBND phường thường xuyên tổ chức các hoạt động như: tuyên truyền về các nuôi dạy con; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống bạo lực gia đình; biểu dương khen thưởng các gia đình, con em có thành tích trong công tác khuyến học khuyến tài; các gia đình văn hóa tiêu biểu... Đó là những việc làm thiết thực và cần thiết để tuyên truyền về “Xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng người Thủ đô thanh lịch, văn minh”. Gương mẫu yêu thương động viên rèn luyện vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ giản dị hàng ngày nhưng rất thiêng liêng và cao cả của ông bà, cha mẹ đối với con cháu. Đó là những tiêu chí ứng xử trong gia đình không thể thiếu được trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào nó là sợi dây bảo hiểm cho sự trường tồn vững chắc của mô hình gia đình hạnh phúc mọi thời đại.

Gia đình bà Lê Thị Mão, Hội viên hội Người cao tuổi, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ Tổ dân phố số 4 phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP Hà Nội, luôn quan tâm tới việc giữ gìn cho tổ ấm nhỏ của mình đầm ấm, hòa thuận, nuôi dạy các con, chỉ bảo các cháu để các con yên tâm công tác gây dựng sự nghiệp. Gia đình hạnh phúc của bà Lê Thị Mão là tấm gương cho nhiều gia đình khác trong thôn xóm noi theo.

Bà Lê Thị Mão bộc bạch, gương mẫu và yêu thương là tố chất cần thiết, quan trọng chi phối mọi hành vi của ông bà, cha mẹ, con cháu trong nhà. Ông bà, cha mẹ là đấng sinh thành nuôi dưỡng các thành viên nhỏ tuổi là con cháu tới khôn lớn. Ông bà, cha mẹ là người từng trải, có kinh nghiệm vốn sống, kỹ năng sống rất phong phú, đa dạng. Vốn quý này có thể truyền dạy cho lớp trẻ trong nhà nhất là tuổi nhỏ và lứa tuổi mới lớn. Sự nêu gương cùng với lòng yêu thương con cháu của ông bà, cha mẹ trong gia đình sẽ truyền dạy được tới lớp trẻ. Trong gia đình hòa thuận, đầm ấm yên vui, mọi cử chỉ lời nói của ông bà, cha mẹ dịu hiền, ấm áp thân thiện sẽ có tác động tốt trong sự hình thành tính cách, nếp sống con trẻ. Gương mẫu yêu thương con thể hiện ở chỗ hiểu biết cách thức kỹ năng nuôi dạy con cháu. Hiểu biết tâm lý, tình cảm, nhận thức của con cháu để có những tác động tích cực.

Lời dạy xưa “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” về cách nuôi nấng, dạy dỗ con cháu đã không còn phù hợp. Trừng phạt đòn roi không còn là phương cách hữu hiệu mà đó chính là bạo lực, làm cho trẻ dạn đòn, lì đòn không có sức thuyết phục không có tác dụng giáo dục, đẩy trẻ đến thái độ phản ứng đối phó, lẩn tránh người lớn, che giấu khuyết điểm, lợi bất cập hại.

Bà Lê Thị Mão quan niệm hạnh phúc gia đình tạo nên từ yêu thương và chia sẻ

Bà Lê Thị Mão quan niệm hạnh phúc gia đình tạo nên từ yêu thương và chia sẻ

Bà Lê Thị Mão cho rằng những thói hư tật xấu của trẻ con nếu xảy ra, các bậc ông bà cha mẹ cũng cần phải bình tĩnh, khéo léo xử lý phù hợp. Ông bà ta thường nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Sự gương mẫu thương yêu của ông bà cha mẹ là tấm gương sáng để con cháu soi vào, noi theo, vượt ra khỏi nỗi ám ảnh của những thói hư tật xấu.

Ngày nay xã hội đã có những bước tiến đáng kể về vật chất, tinh thần và tri thức. Lòng yêu thương và sự gương mẫu của cha mẹ, ông bà với con cháu không những được coi trọng mà còn phát huy phát triển thêm nhiều góc độ. Yêu thương, gương mẫu của ông bà, cha mẹ không chỉ trong không gian gia đình nhỏ hẹp và khi cháu con còn tấm bé. Trách nhiệm của bậc sinh thành còn vượt không gian khoảng cách, vượt qua lứa tuổi bảo trợ. Con cháu đi làm xa, đi học xa dù đã lớn khôn hơn nhưng vẫn không vượt ra ngoài tầm quan tâm lo lắng, kiểm tra, kiểm soát hỗ trợ giúp đỡ của ông bà, cha mẹ.

Đó còn là những việc làm thiết thực hơn của ông bà. Cha mẹ quan tâm đến thể chất, trí tuệ con cháu trong duy trì nòi giống với việc phát huy ưu thế tính trội của chọn lọc tự nhiên: Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống; Con chim có tổ, con người có tông, Con hơn cha là nhà có phúc; Có phúc đẻ con biết lội, có tội để con biết trèo…

Ông bà, cha mẹ là người cổ vũ động viên con cháu, tạo môi trường tốt để con cháu rèn luyện trưởng thành, khôn lớn. Nguồn động viên khích lệ từ đấng sinh thành là động lực cho con trẻ phấn đấu vươn lên, không ỉ lại gia đình, không tự cao, tự mãn, để tự tin học tập, tu dưỡng, rèn luyện vượt qua mọi thử thách. Sự cổ vũ động viên kịp thời và môi trường phấn đấu rèn luyện tốt còn quý giá gấp ngàn lần những thứ của cải vật chất mà con cháu được thừa kế, thừa hưởng. Bởi những thành quả về thể chất tâm hồn của trẻ nhờ sự động viên của ông bà, cha mẹ sẽ là hành trang để con cháu tự tin vững bước vào đời.

logo CD Vu GD