Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

"Hiểm họa khôn lường" đến từ dầu ăn

Dầu ăn là một phần không thể thiếu trong cách chế biến các món ăn thường ngày. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây tiết lộ, sử dụng dầu ăn không thực sự an toàn như mọi người vẫn thường lầm tưởng về sự “bổ béo” của nó.
 
Dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt, như dầu hướng dương, dầu hạt bông, dầu cây rum, dầu đậu nành và dầu hạt cải... Những loại dầu này “chiếm giữ vị trí khá cao” trong bảng xếp hạng nhóm các chất béo có hoạt tính sinh học (axit béo không bão hòa đa Omega-6), ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.
 
 
Quy trình sản xuất dầu thực vật để lại khá nhiều “ám ảnh” song song với ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. Quy trình này bao gồm sưởi ấm, ép nhân tạo các hạt; sau đó, trộn hỗn hợp này với dung môi có độc tính cao và hóa chất công nghiệp.
 
Sản phẩm hoàn thành có mùi không thực sự dễ chịu khiến “các nhà sản xuất công nghiệp quốc dân”  quyết định sử dụng chất khử mùi công nghiệp để loại bỏ chúng.
 
Dầu thường được làm từ loại biến đổi gen của cây cải dầu. Hạt cải dầu được thu thập từ các cây cải dầu đã được xử lý “liều cao” bằng thuốc trừ sâu. Sau đó, chúng được đưa đến các nhà máy- nơi các nhà sản xuất “coi thường” quy trình sản xuất “kém” an toàn để tạo ra các mặt hàng “thuốc độc” cho người tiêu dùng sử dụng.
 
 
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy dầu hướng dương, dầu ngô và các loại dầu thực vật khác không ổn định khi ở nhiệt độ cao, nhanh chóng phân hủy thành chất độc adelhyde làm tăng nguy cơ ung thư.
 
Nấu ăn bằng dầu thực vật chỉ trong vòng 20 phút đã tăng mức adelhyde lên gấp 20 lần so với mức giới hạn qui định của Tổ chức Y tế Thế giới.
 
Mọi người thường cho rằng dầu thực vật tốt hơn mỡ động vật hoặc bơ, nhưng các nghiên cứu mới cho thấy dù một số loại dầu thực vật lạnh như dầu oliu tốt cho sức khỏe, nhưng các loại dầu thực vật khác không đem lại lợi ích thực tế nào nhiều hơn tác hại chúng mang lại.
 
Tại sao dầu ở nhiệt độ cao lại trở nên độc hại? Khi dầu mỡ bị đun nóng, chúng sẽ thay đổi, sản xuất ra những chất hóa học có thể gây hại đến tim, gây ung thư.
 
Khi đun nóng, các tác dụng hỗ trợ sức khỏe của nó giảm sút và sinh ra độc chất có hại. Dầu có nhiệt độ bốc hơi càng thấp càng nguy hiểm, vì nó nhanh chóng sản xuất chất độc hơn. 
 
Các chuyên gia cho rằng loại dầu thực vật an toàn cho nấu nướng cần có nhiệt độ bốc hơi cao, có thể chịu nhiệt mà không sinh ra chất gây ung thư. Các loại dầu này bao gồm dầu hướng dương sôi ở 225 độ C, dầu ngô sôi ở 230 độ C.
 
Tuy nhiên, khi thử nghiệm thực tế với nhiều loại dầu mỡ khác nhau bao gồm dầu thực vật, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu cải dầu, dầu oliu, bơ, mỡ ngỗng, mỡ heo, kết quả thu được rất đáng ngạc nhiên.
 
Dầu hướng dương được cho là lành mạnh nhất lại tạo ra mức adelhyde rất cao, thậm chí hơn cả mỡ heo. Dầu ngô cũng có kết quả tương đương.
 
 
Các chất dầu mỡ này ôxy hóa trong không khí, tạo thành các chất như aldehyde và peroxit lipid. Trong nhiệt độ bình thường, quá trình này diễn ra chậm hơn. Ăn hoặc hít thở các chất này dù chỉ một lượng nhỏ cũng tăng nguy cơ bệnh ung thư, tim mạch.
 
Những loại dầu càng giàu chất không bão hòa đa càng sản xuất ra nhiều aldehyde hơn. Và những loại chất được cho là tốt cho cơ thể lại biến đổi khi bị hâm nóng, thành chất có hại. Nấu ăn bằng những loại dầu này còn tạo ra nhiều chất độc hơn tất cả cảnh báo trước đó.
 
Dầu oliu và dầu cải dầu ép lạnh tạo ra ít aldehyde hơn rất nhiều, tương tự bơ và mỡ ngỗng. Các loại chất béo này là chất béo không bão hòa đơn hoặc là chất béo bão hòa, ổn định hơn khi hâm nóng. Độc chất chúng tạo thành cũng ít nguy hiểm với cơ thể con người hơn. Và so với sử dụng dầu thực vật đun nấu, dùng mỡ động vật có vẻ lành mạnh hơn.
 
Các loại dầu thực vật chứa chất béo không bão hòa vẫn rất tốt cho cơ thể, giảm cholesterol xấu, đột quỵ, trụy tim… Nhưng chúng nên được dùng lạnh. Các chất béo bão hòa dù ổn định hơn khi nấu nướng nhưng cũng cần được sử dụng đúng mức vì chúng có thể làm tăng cholesterol xấu, gây hẹp động mạch, bệnh tim…
 
Để làm một bà nội trợ thông thái, các mẹ đừng quên ánh nắng mặt trời cũng tạo ra nhiều biến đổi xấu trong dầu ăn tương đương với mọi độc tố được “sản sinh” từ nhiệt độ cao. Hãy để dầu ăn trong tủ kín, tránh ánh sáng trực tiếp, góp phần giảm thiểu các “hiểm họa khôn lường” cho sức khỏe của bạn và những người thân yêu trong gia đình. 

Hoàng Ngân/GĐTE-Nguồn: Stay Fit Stay Active