Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Hiệu quả bước đầu của mô hình điểm "Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh"

Hưởng ứng Tháng Hành động Vì Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018, sơ kết mô hình "Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh" do UBND quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội tổ chức, nhiều hoạt động tích cực đã mang lại hiệu quả trong thực tế.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm  Đinh Hồng Phong phát biểu.

 

Mô hình điểm “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh” cộng đồng quận Hoàn Kiếm đã thực hiện tại 360 Phúc Tân – Trung tâm tư vấn và tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được tuyên truyền, phổ biến được triển khai rộng rãi tới mọi người dân trên địa bàn; công tác tập huấn nâng cao nhận thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được quan tâm triển khai tới 285 cộng tác viên, tình nguyện viên. Mô hình đã hỗ trợ, can thiệp, xử lý trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho 336 chủ các nhà trọ trên địa bàn, chủ yếu là phường Chương Dương và Phúc Tân có dân di cư tự do đến sinh sống nhiều.

Tiểu phẩm bạo lực gia đình do cán bộ mô hình "Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh" biểu diễn.

 

Thông qua các hoạt động truyền thông, mô hình đã được lan tỏa tới các địa bàn khác trong thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận (đã có một số nạn nhân của các địa bàn khác gọi điện đến "Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh" quận Hoàn Kiếm để được tư vấn, trợ giúp). 

Thực hiện về công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành đoàn thể từ quận đến cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp nhằm ngăn ngừa bạo lực trên cơ sở giới như: “hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ  biến giáo dục phát luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; tổ chức các buổi truyền thông, tọa đàm hướng dẫn kỹ năng để tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực, bạo hành phụ nữ và trẻ em, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, cấp phát các tờ rơi, rờ gấp về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” Phó Chủ tịch Thường trực Đinh Hồng Phong- Thông tin.

Với chủ đề của Tháng Hành động Vì Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018: “Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em”, thực hiện có hiệu quả các nội dung, hoạt động của mô hình "Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh", quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục đa dạng hóa công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, tọa đàm nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới tới từng nhóm đối tượng. Duy trì và phát huy kết quả mô hình “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh” cộng đồng, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030…

 

Mô hình "Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh" tại cộng đồng quận Hoàn Kiếm được thành lập ngày 30/8/2018 theo Quyết định số 2540/QĐ-UBND của UBND quận. Đây là mô hình được triển khai nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trê cơ sở giới, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng. Nâng cao chất lượng trợ giúp xã hội trên địa bàn quận theo hướng phát triển mạng lưới trợ giúp xã hội cơ sở, đa dạng hóa mô hình trợ giúp phù hợp với điều kiện trên địa bàn. Mô hình được thực hiện đảm bảo 100% nạn nhân trên cơ sở giới khi được phát hiện đều được tư vấn về tâm, pháp luật cơ bản, được chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ban đầu về tạm lánh khẩn cấp và chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết.

Qua đó, từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong công tác phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới, hoàn thành và vượt các chỉ tiêu về công tác bình đẳng giới. Hiện tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào cấp ủy, HĐND các cấp và các chức danh chủ chốt, cấp quận chiếm tỷ lệ 33,3%, cấp sơ sở 24,81% trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tổng số nữ tham gia đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021 toàn quận là 42,6%, trong đó cấp quận là 35,14%. Tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề đạt 55,8%, tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ y tế, phụ nữ sinh đẻ được quan tâm đảm bảo đúng chính sách đạt 99%.