Cho biết về mô hình dịch vụ CTXH tại Đà Nẵng- vốn là 1 mô hình hoạt động hiệu quả, bà Trương Thị Như Hoa, Giám đốc Trung tâm CTXH Đà Nẵng chia sẻ, đến nay Đà Nẵng triển khai 3 mô hình dịch vụ CTXH trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng đạt hiệu quả cao, gồm: mô hình “3 trong 1”- được thực hiện từ năm 2015 với 3 hoạt động lồng ghép là đánh giá sàng lọc và phát hiện sớm trẻ có rối nhiễu tâm trí tại các trường mầm non, rồi hỗ trợ kỹ năng chăm sóc cho phụ huynh và TGXH cho gia đình trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Tổ chức vui Trung thu cho Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Cung cấp dịch vụ CTXH Đà Nẵng
Nhờ đó sàng lọc hơn 500 trẻ và phát hiện 50 trẻ cần can thiệp sớm; Mô hình CLB sống độc lập dành cho trẻ chậm phát triển, down; mô hình hỗ trợ người tâm thần hòa nhập cộng đồng phối kết hợp trợ giúp họ học nghề, tạo việc làm cho họ.
Bà Trương Thị Như Hoa khẳng định, một trong những hiệu quả tích cực từ các mô hình dịch vụ CTXH ở Trung tâm CTXH Đà Nẵng chính là tính nhân văn sâu sắc. Sự thay đổi nhận thức và thái độ tích cực của cộng đồng đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần tạo ra một diện mạo mới cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng.
“Cùng với đó, hiệu quả của mô hìn hnafy xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó một trong những yếu tố quan trọng là sự tham gia của gia đình, khi gia đình nhận thức được vấn đề và tham gia tích cực vào quá trình hỗ trợ thì sẽ đem lại nhiều kết quả khả quan”, bà Hoa chia sẻ.
Một mô hình CTXH sáng tạo nữa phải kể đến là trung tâm CTXH Thái Nguyên với da dạng các mô hình tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc đối tượng tại cộng đồng. Theo bà Phùng Thị Thơm, Giám đốc Trung tâm CTXH tỉnh Thái Nguyên, để đạt được hiệu quả cao, Trung tâm tập trung “mũi nhọn” vào đầu tư nhân lực, với đội ngũ cán bộ đào tsajo bài bản về CTXH, chuyên môn cao.
Đến nay, với đội ngũ chuyên nghiệp, Trung tâm CTXH Thái Nguyên triển khai hoạt động can thiệp, hỗ trợ trên 1.000 đối tượng. Song song, Trung tâm năng động trong việc triển khai tổng đài 1800 8080, tiếp nhận nhanh chóng, kịp thời khoảng gần 9.700 ca có nhu cầu được cung cấp các thông tin, kỹ năng, kiến thức… đối phó khi đối tượng cần sự trợ giúp. Hiện tổng đài đang là địa chỉ tin cậy cho người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Bên cạnh các “điểm sáng”, đại diện các địa phương, các trung tâm CTXH cũng thừa nhận vẫn còn đó những khó khăn chung, như các Trung tâm trên cả nước hiện yếu về nhân lực, cộng tác viên CTXH chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm nên thời gian dành cho công tác này còn hạn chế; sự hiểu biết của người dân về lĩnh vực TGXH chưa cao; Hoạt động phát triển cộng đồng nhằm nâng cao năng lực, nhận thưc cho người dân còn nhiều khó khăn do chưa có lộ trình, hướng dẫn cụ thể; khuôn khổ pháp luật để phát triển nghề CTXH chưa rõ ràng…
Sau khi lắng nghe đại diện các đại phương, các trung tâm trình bày về các mô hình hoạt động hiệu quả, cũng như các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Nguyễn Văn Hồi chia sẻ, cơ bản các mục tiêu cụ thể của Đề án 32 chúng ta đã đạt được, trong đó có mục tiêu phát triển các dịch vụ CTXH, góp phần trợ giúp cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và các đối tượng xã hội khác tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục học nghề, tìm việc làm ổn định cuộc sống.
Cho nên, theo ông Hồi, nhất thiết phải “cởi trói” cho các trung tâm BTXH, đa dạng hóa nguồn thu, có thế mới cải tiến được chất lượng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu lớn của người dân.