Quang cảnh Hội nghị
Đối với công tác kê khai, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường gây ra hiện đang được các địa phương (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT. Đối tượng thiệt hại gồm: đối tượng trực tiếp bị thiệt hại và đối tượng gián tiếp bị thiệt hại. Thời gian tính thiệt hại là 6 tháng, từ tháng 4 – hết tháng 9/2016).
Các địa phương phải tiến hành kiểm tra, rà soát, tổng hợp kết quả thống kê, xác định thiệt hại, báo cáo Bộ NN&PTNT trước ngày 10/9/2016.
Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện theo ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là việc xác định chính xác các đối tượng bị thiệt hại.
Bên cạnh báo cáo tiến độ kê khai, thống kê thiệt hại, Hội nghị cũng đã bàn về các giải pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản sau công bố của Bộ TN&MT, trong đó.
Đối với khai thác hải sản, Hội nghị đề xuất 4 giải pháp:
Phương án 1: Cấm ngư dân khai thác hải sản tại vùng biển từ 10 hải lý trở vào bờ kéo dài từ Vũng An đến hết hòn Sơn Chà và tăng cường công tác giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu vào bờ.
Phương án 2: Cho phép ngư dân khai thác bình thường nhưng cấm 3 vùng biển như Bộ TN&MT khuyến cáo (Sơn Dương – Hà Tĩnh, khoảng 300 km2, cửa Nhật Lệ - Quảng Bình, khoảng 330 km2, hòn Sơn Chà – Thừa Thiên Huế, khoảng 160 km2).
Phươn án 3: Cho phép ngư dân khai thác bình thường; tăng cường công tác giám sát an toàn thực phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu vào bờ; cấm nghề khai thác cá tầng đáy từ 20 hải lý trở vào tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đối với các nghề: lưới kéo, rê đáy, lăn, lồng bẫy.
Phương án 4: Cho phép ngư dân tham gia hoạt động khai thác hải sản bình thường trên các vùng biển và tăng cường công tác giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu vào bờ.
Đối với nuôi trồng thủy sản: Khôi phục hoạt động nuôi trồng thủy sản bình thường trên biển và vùng ven biển tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Đối với nghề muối: Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn diêm dân tham gia hoạt động sản xuất muối bình thường và lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm muối theo định kỳ 3 tháng/lần.
Đề án về các chính sách bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường cũng đã được đưa ra trao đổi tại Hội nghị.
Về hỗ trợ khẩn cấp, ổn định đời sống người dân khi xảy ra sự cố môi trường biển, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Quyết định hỗ trợ cho ngư dân, cơ sở nuôi trồng, thu mua, dịch vụ hậu cần nghề cá và đã được các địa phương tiến hành thực hiện trong thời gian vừa qua.
Về chính sách khôi phục, phát triển sản xuất:
Cho chủ tàu vay vốn tín dụng đóng tàu cá mới có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV phục vụ khai thác hải sản, làm dịch vụ hậu cần khai thác hải sản; hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
Hộ gia đình tham gia khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thỷ sản, nghề muối bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố môi trường có nhu cầu vay vốn để khôi phục sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc làm nghề khác sẽ được vay tối đa 100 triệu đồng/hộ tại Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Bên cạnh đó còn có các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội như: hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế trong 3 năm cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển; hỗ trợ 100% học phí cho con em người dân bị thiệt hại đang theo học phổ thông, đại học trong và ngoài công lập trong 2 năm học (2016 – 2017 và 2017 – 2018).
Đặc biệt, người dân bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển có nhu cầu học nghề sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo đào tạo nghề đối với người tham gia học nghề ngắn hạn để chuyển đổi việc làm; hỗ trợ toàn bộ học phí cho một khóa đào tạo đối với người bắt đầu tham gia học nghề dài hạn; hỗ trợ học phí thời gian còn lại của khóa đào tạo đối với người đang theo học nghề dài hạn. Mặt khác, con em của người dân vùng bị ảnh hưởng theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học cũng được hỗ trợ vay vốn theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
Đối với người lao động có nhu cầu tiếp tục công việc đang làm hoặc tự tạo việc làm mới sẽ được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc làm và được hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn (nếu có nhu cầu) để bắt đầu công việc mới. Còn người lao động có nhu cầu chuyển đổi việc làm, tìm việc làm mới trong nước sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm; được ưu tiên lựa chọn tham gia các dự án, hoạt động về khôi phục, tái tạo môi trường biển và nguồn lợi thủy sarn tại địa phương khi có điều kiện; trường hợp người lao động có nhu cầu được đào tạo nghề để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thì được đào tạo miễn phí.
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhận lao động thuộc đối tượng bị ảnh hưởng của sự cố môi trường biển sẽ đươcụ ưu tiên vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Riêng cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% trở lên người lao động thuộc đối tượng của Đề án được vay vốn với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% trở lên người lao động là người khuyết tật. Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Đối với người dân bị ảnh hưởng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hỗ trợ 100% vốn vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, được học nghề, học ngoại ngữ,... Riêng đối tượng là người dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng, người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo cư trú tại các xã bị ảnh hưởng được hỗ trợ theo Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững.
Ngoài ra, Hội nghị cũng đã bàn thảo về các chính sách xử lý nợ và hỗ trợ tiền lãi suất vay, tiền nộp thuế; chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thủy sản và chính sách khôi phục hoạt động du lị