Từng là tâm điểm của đợt dịch Zika vào năm 2015-2016. Các nhà nghiên cứu về dịch tễ học tại Brazil đã tiến hành các nghiên cứu và xem xét tất cả các trường hợp sinh một con và trẻ được sinh ra còn sống ở Brazil từ năm 2015 đến năm 2018 để tiến hành khảo sát. Cùng với đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Brazil vừa được công bố trên Tạp chí Y khoa New England đã cho thấy, nguy cơ tử vong mà trẻ mắc hội chứng Zika bẩm sinh phải đối mặt cao hơn so với những trẻ sơ sinh không mắc hội chứng này.
Trẻ virus Zica đối mặt nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo nghiên cứu này, trẻ em mắc hội chứng Zika bẩm sinh phải đối mặt với nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh, rối loạn hệ thần kinh thị giác và thính giác. Một trong những dị tật phổ biến nhất của dịch bệnh do virus Zika ở châu Mỹ gây ra là tật đầu nhỏ.
Sau khi theo dõi hơn 11,4 triệu trẻ em Brazil trong 3 năm đầu đời (trong đó có hơn 3.300 trẻ mắc hội chứng Zika bẩm sinh) cho thấy tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ này là 52,6 trường hợp trên 1.000 trẻ em. Ở nhóm những trẻ em khác, tỷ lệ tử vong là 5,6/1.000. Tỷ lệ tử vong ở trẻ mắc hội chứng Zika bẩm sinh là 11,3 so với trẻ không mắc hội chứng. Tỷ lệ tử vong ở trẻ được sinh trước 32 tuần tương tự mức này, và nguy cơ vẫn tồn tại trong suốt 3 năm đầu đời.
Nhóm nghiên cứu cho biết, những phát hiện này sẽ thúc đẩy sự quan tâm hơn việc phòng ngừa nhiễm virus Zika thứ phát ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Số người mắc virus Zika tại Việt Nam
Theo các nghiên cứu tại Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương. Virus Zika là bệnh phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Virus này có thể lây nhiễm qua đường muỗi đốt. Muỗi chính là vật trung gian gây bệnh bằng cách hút virus từ người mắc bệnh, truyền sang người bình thường.
Kể từ khi ghi nhận trường hợp bệnh do virus Zika đầu tiên vào tháng 3 năm 2016 tại Khánh Hòa, đến nay cả nước đã ghi nhận 265 trường hợp mắc. Số ca mắc tập trung chủ yếu khu vực phía Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Trường hợp mắc virus Zika gần đây nhất được ghi nhận là một bệnh nhân nam, 25 tuổi, địa chỉ phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng vào ngày 20/5/2020.
Điều đáng lo ngại là hầu hết những trường hợp nhiễm bệnh không có dấu hiệu đặc biệt, hoặc có những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác. Một số triệu chứng có thể gặp phải như: Sốt, phát ban, tình trạng đau khớp, viêm kết mạc (đỏ, sưng mắt, đau đầu), đau cơ, đau lưng.
Phòng ngừa bệnh virus Zika như thế nào?
Các bác sĩ khuyến cáo, những người từ vùng có dịch virus Zica về cần phải chủ động theo dõi sức khỏe, trong trường hợp có biểu hiện khác thường thì cần phải khai báo y tế, thăm khám để được điều trị bệnh hiệu quả. Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 4 đến 8 tuần để phòng ngừa lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Những cặp vợ chồng đang sinh sống hay về từ vùng dịch cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định mang thai.
Ngoài ra, virus này có thể lây truyền qua đường muỗi đốt, vì thế một trong những phương pháp hiệu quả nhất chính là phòng muỗi đốt và hạn chế khả năng sinh sản của muỗi.
Các trường hợp cần xét nghiệm phát hiện virus Zika
Nếu có biểu hiện sốt, phát ban hay có những triệu chứng giống như viêm kết mạc mắt, chẳng hạn như đau mỏi cơ, khớp… cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định bệnh. Nếu chưa có ý kiến tư vấn của nhân viên y tế thì không tự chẩn đoán, xét nghiệm xác định virus Zika.
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, mà đã từng sống tại vùng dịch và có triệu chứng sốt, phát ban hoặc những triệu chứng viêm kết mạc mắt thì cần đi xét nghiệm xác định bệnh.
Virus Zika là bệnh dễ lây truyền và tạo ổ dịch, vì thế việc chủ động phòng ngừa, cũng như điều trị bệnh Zika là cách tốt nhất để giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu đối với căn bệnh này, nên việc phòng tránh vẫn là hình thức phổ biến.