Chia sẻ kiến thức về tầm quan trọng của chất béo đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, các chuyên gia chỉ rõ chất béo chiếm 60% trong phần vật chất giúp hoàn thiện não bộ của trẻ từ 0 đến 3 tuổi để hình thành phần não cứng. Do đó, trẻ cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, nhất là chất béo để phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Nếu thiếu hụt chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhiều bộ phận, đặc biệt là não. Bên cạnh đó, chất béo khi vào cơ thể sẽ bị đốt cháy sản sinh ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Chất béo còn đóng vai trò là chất dung môi hòa tan các Vitamin quan trọng với trẻ như Vitamin A, D, E nên để cơ thể trẻ hấp thụ tốt các Vitamin này càng cần phải có chất béo.
Chất béo bao gồm: Chất béo bão hòa, Chất béo không bão hòa và Chất béo có nguồn gốc thực vật. Chất béo bão hòa có nhiều trong các loại mỡ động vật. chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe nên thường được khuyến nghị hạn chế sử dụng. Chất béo không bão hòa có nhiều trong các loại hạt và các loại hải sản đặc biệt là cá hồi. Chất béo có nguồn gốc thực vật không chứa cholesterol, nhiều vitamin và các chất béo không bão hòa. Như vậy, hai loại: chất béo không bão hòa và chất béo có nguồn gốc thực vật được đánh giá là tốt cho sức khỏe.
Đối với trẻ em, nhu cầu chất béo trong cơ thể trẻ rất khác so với người lớn. Do đó, để cung cấp đầy đủ, cân bằng và hợp lý nguồn chất béo cần thiết cho con, cha mẹ có thể chọn cách thức sử dụng những loại dầu ăn dinh dưỡng đặc chế dành riêng cho trẻ bằng cách bổ sung trực tiếp và thường xuyên trong các bữa ăn cho con. Ví dụ như mỗi bữa ăn, cha mẹ cho 1 muỗng khoảng 5ml dầu ăn dinh dưỡng cá hồi vào thức ăn đã nấu chín còn nóng, đây là loại dầu ăn dinh dưỡng đặc chế riêng cho trẻ có chứa nhiều dưỡng chất quý giá và cần thiết như DHA, EPA, Omega 3, 6, 9 và Vitamin A, E giúp phát triển não bộ và xây dựng nền tảng sản sinh năng lượng cho trẻ.
Trong phần báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày trước Quốc hội ngày 5/6, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm được phản ánh là diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương.
Trung bình có 167,8 vụ/năm với hơn 5.000 người mắc/năm và khoảng 27 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.
Báo cáo của Quốc hội thông tin mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì bệnh ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn.
"Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được", ông Phan Xuân Dũng cho biết.
Tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47% đối với rau; kiểm tra đối với 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã phát hiện 9.056 hộ vi phạm (chiếm 16,54%); kiểm tra 2.064 đợt với 63.230 lượt cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc BVTV, phát hiện và xử lý trên 7.434 cơ sở vi phạm (chiếm 11,7%).
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đối với phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung, Ngành Y tế và các ngành liên quan đã phối hợp cùng nhau tổ chức các hội thảo, các lớp tập huấn kiến thức về phòng chống dịch bệnh, thực hiện VSATTP nhằm mang đến cho hội viên phụ nữ những kiến thức khác nhau trong việc chọn lựa, sử dụng và chế biến thực phẩm một cách an toàn, có lợi cho sức khỏe.
Kết thúc buổi hội thảo, Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm cùng các Bộ, Ban ngành khuyến cáo cán bộ, hội viên Viện Kiểm Nghiệm và Hội Nữ Tri Thức Việt Nam và người tiêu dùng cần sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm, ưu tiên lựa chọn sản phẩm từ những nhãn hàng uy tín, đã qua kiểm nghiệm, tránh sử dụng các mặt hàng không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ để bữa cơm gia đình được an toàn và trọn vẹn hơn.
Can Khương/ GĐ&TE