Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Huyền tích Cá Thần linh thiêng cứu người ở Bến Tre

Trong chiều sâu tâm thức, ngư dân vùng ven biển xứ Cồn Bửng, Thạnh Phú, Bến Tre luôn đặt tin tưởng vào sinh vật khổng lồ vừa “hiền” vừa “thiêng” là cá Voi mà bà con gọi một cách kính trọng là cá Ông. Rất nhiều câu chuyện huyền bí và cảm động về 2 ông “Cá Thần” cứu người luôn được người dân lan truyền và khắc nhớ.

 

Theo truyền thuyết, mỗi khi ra khơi, ngư dân thường cúng vái và nhiều lần họ đã được cá Ông giúp đỡ. Khi biển động mạnh, sóng gió nổi lên, ghe sắp chìm là cá Ông xuất hiện, kề lưng đỡ thuyền giúp ngư dân lướt qua sóng gió, nguy cấp.

 

Khu lưu giữ xương cốt Cá Ông - Ảnh: Chu Phương

 

Huyền thoại của Cồn Bửng bắt nguồn từ huyền thoại lịch sử đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, được thêu dệt bởi lớp lớp máu xương của chiến sĩ hải quân trên con tàu không tên, không số. Đến xã biển Thạnh Hải, tại di tích cồn Bửng, người dân đã lập đền thờ 2 cá Ông, mỗi ông dài từ 22 đến 24m nặng hàng chục tấn. Tại đây, còn lưu lại bộ xương sống của cá Ông. Lễ hội Nghinh Ông là dịp để người dân làm nghề biển thư giãn, lấy lại thăng bằng tâm linh sau những ngày lao động vất vả, đồng thời để tỏ lòng biết ơn đối với một sinh vật “thiêng" ở biển, mà trong tâm thức nhiều ngư dân vẫn chứa đựng một niềm tin về sự giúp đỡ của cá Ông khi gặp tai nạn.

Một câu chuyện có thật, được nghe trực tiếp từ nhân chứng kể lại ở xứ Cồn Bửng, nơi có những cồn cát, rộng hơn trăm héc-ta, với khoảng 1 ngàn hộ sinh sống, là vùng đất xa vào nghèo nhất xã.

Gặp ông Phạm Đình Chiêm, 81 tuổi người coi giữ khu Di tích Lăng Ông, người cũng có hiều biết và chứng kiến nhiều câu chuyện Cá ông cứu người trong vùng, đưa đoàn đến gặp bà Đoàn Thị Xê, ở xã Thạnh Hải người được  Cá Thần cứu mạng một cách kỳ diệu.

Út Xê theo ghe 7 lá đi thu nghêu ngoài cửa biển, thì gặp nạn do ghe hỏng máy và bị lật giữa biển. Trong nhóm 5 người, thì 2 người biết bơi may mắn bơi được vào bờ, 3 người còn lại không biết bơi, thì 2 người bị chìm nghỉm tại chỗ và chết mất xác, bà Xê may mắn bám vào mảnh gỗ bung ra từ ghe theo sóng trôi xa ra biển. Trong phút chống chọi cuối cùng khi kiết sức lịm đi bà đã lẩm nhẩm cầu cứu cá Thần cứu mạng. Và kỳ diệu thay bà đã được Cá Ông nâng khỏi mặt nước, đẩy bà vào bờ.

 

Bà Út Xê xúc động kể lại câu chuyện được Cá Ông cứu sống kỳ diệu - Ảnh: Chu Phương

 

Nơi người chồng của bà Út Xê tìm thấy bà cũng rất đặc biệt. Đây là địa điểm bí mật vận chuyển vũ khí của đoàn tàu Không số từ Bắc vào Nam. Dù biết chắc cơ hội sống sót của vợ ông là không cao, nhưng trong quá trình đi tìm vợ, ông vẫn khấn vái mong Đức ông cứu vợ mình. Và lời cầu khấn đã linh ứng, càng củng cố thêm đức tin với rất nhiều người dân nơi đây về sự giúp đỡ của Cá Thần.

Năm 2004, sau rất nhiều các câu chuyện Cá Ông cứu người, GS – TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóaDu lịch, giảng viên trường Chính trị Quốc gia, người luôn đau đáu tâm huyết về văn hóa mảnh đất Bết Tre. Giáo sư  đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Vùng đất này nằm giữa 5 cửa sông, Thế Ngũ Hành, nên ông cảm nhận thấy linh khí rất mạnh. Khảo sát kỹ hơn nữa ông phát hiện cồn cát này có tới 4 điểm hạ vũ khí của Đoàn tàu Không số từ Bắc chuyển vũ khí vào Nam. Đã có cả ngàn chiến sĩ cộng sản hy sinh mất xác ngoài biển vả, nơi Cồn Bửng này. GS – TS Vũ Gia Hiền nảy sinh ý tưởng xây dựng ở đây một nghĩa trang mà ông đặt tên là “Nghĩa trang không hài cốt”. Sau đó, ý tưởng này được lãnh đạo tỉnh ủng hộ, dự án “Công viên nghĩa trang đường Hồ Chí Minh trên biển” đã được triển khai ngay tại Cồn Bửng. Kỳ lạ là, cũng trong năm này, 2 lần ông trở lại Bến Tre, cũng là 2 lần 2 Ông cá lụy bờ.

Cồn Bửng từ đó trở thành vùng đất thiêng, nơi Ông cá lụy được lựa chọn là nơi thờ cá Ông hay còn được gọi là miếu Ông (lăng Ông). Hằng năm, người dân xứ Cồn Bửng, Thạnh Phú tổ chức lễ tế, rước, cúng bái Nghinh Ông nhằm tưởng nhớ công ơn của vị thần biển cả.

 

Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển - Ảnh: Chu Phương

 

Đông đảo người dân ở xứ Cồn Bừng nói riêng, tỉnh Bến Tre đều đồng nhất một nguyện vọng xây dựng Lăng ông, trùng tu để tưởng nhớ công ơn của loài cá voi – Vị thần biển cả. Đặc biệt, một nơi khang trang để không chỉ là người dân địa phương được thờ cúng, mà còn đông đảo du khách thập phương có dịp được đến để chiêm bái, thẩm thấu giá trị văn hóa tâm linh đặc biệt ở vùng đất này

Ngày 14/1 âm lịch, năm Đinh Dậu, UBND tỉnh Bến Tre và các sở, ban, ngành cùng đông đảo quần chúng nhân dân tổ chức Lễ động thổ công trình Lăng Ông - Miếu Bà. Công trình nằm trong quần thể chung của dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử  Đường Hồ Chí Minh trên Biển. Đây là Dự án được Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng phát triển du lịch, kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Do đó, việc cần thiết phải xây dựng Lăng Ông Nam Hải khang trang hơn để việc thờ cúng thêm phần trang nghiêm, tương xứng với nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch tâm linh và các hoạt động liên quan khác.

Dự án xây dựng Lăng Ông có quy mô rất lớn, với trị giá 30 tỷ đồng thờ 2 Ông Cá voi. Diện tích của công trình này lên tới 2.600,7 m2, với công suất thiết kế: phục vụ từ 250.000 khách du lịch trở lên; gồm Nhà chính (tiền sảnh, điện thờ, khu chứa cốt) và các hạng mục phụ khác.

 

Đền thờ Nghinh Ông ở Cồn Bửng, Thạnh Phú - Ảnh: Chu Phương

 

Từ bao đời nay, Lễ hội Nghinh Ông vào ngày rằm tháng Giêng được người dân quan tâm và tôn quý hơn cả Tết cổ truyền. Những người con của đất Thạnh Phú rất quý trọng và luôn nhớ tới ngày Lễ hội truyền thống đậm nét riêng của con người miền biển. Dù có đi đâu xa nhưng những người con nơi đây vẫn nhớ về quê mẹ, đất biển mặn mà yêu thương. Hàng năm, cứ vào ngày lễ hội Nghinh Ông có hàng ngàn lượt du khách đến với Cồn Bửng để tham quan.