Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Khai mạc hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN

Chiều 28/10, tại Hà Nội, đã diễn ra hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13 (AMME 13), hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN + 3 lần thứ 14 và chuỗi các hội nghị liên quan được tổ chức từ 26-30/10.

 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, các bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, TN&MT Nguyễn Minh Quang; Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan… Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh, các bộ trưởng tài nguyên và môi trường các nước ASEAN, trưởng đoàn các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… cùng các đại biểu tham dự lễ khai mạc.

Hội nghị AMME 13 là hoạt động định kỳ 3 năm 1 lần trong cơ chế hợp tác môi trường ASEAN, được tổ chức luân phiên tại các quốc gia thành viên. Hội nghị nhằm mục tiêu kiểm điểm tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác về môi trường trong khu vực giữ 2 kỳ hội nghị, thảo luận những nội dung hợp tác mới, kiến nghị và đề xuất các giải pháp thúc đẩy các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường trong thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu cấp cao tham dự lễ khai mạc.

 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Cùng với toàn cầu, các quốc gia thành viên ASEAN luôn coi trọng công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Hợp tác bảo vệ môi trường thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực. Tổng thể môi trường ASEAN được duy trì, đảm bảo sức khỏe sinh thái, một số nước được xếp hạng cao về chỉ số sức khỏe môi trường.

“Ngày nay, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực là mối nguy hiểm cho toàn cầu. Không một quốc gia nào có thể tự giải quyết mà cần phải toàn cầu cùng hợp tác. Nhiệm vụ của chúng ta là vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường là mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và đạt kết quả bước đầu về bảo vệ môi trường nhưng hiện nay đang phải đối mặt với thách thức lớn về ô nhiễm, suy thoái môi trường ở một số khu vực: thành thị, nông thôn và làng nghề. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác qua mức, thiếu bền vững. Theo cảnh báo của các chyên gia, 10 năm tới, GDP cua Việt Nam có thể tăng gấp đôi, nhưng nếu không quan tâm đến môi trường thì trung bình GDP tăng 1% sẽ ảnh hưởng môi trường tương đương làm giảm 3% GDP. Trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam coi bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng. Hội nghị lần này sẽ đề ra định hướng, kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo bền vững môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Để góp phần tích cực cho thành công của hội nghị, các bên tham gia công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ công bố mức đóng góp dự kiến của quốc gia về xử lý rác thải”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.