Gọi là Hòn Mun, bởi phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Nhà nghiên cứu trắc địa Lê Quốc Hoàng cho biết; đặc điểm các vách ở đây có màu sẫm đều, rất độc đáo. Từng nghiên cứu trắc địa nhiều nơi nhưng cách vách đá ở đây không có nhiều sự biến đổi qua thời gian. Không chỉ cuốn hút được các nhà nghiên cứu mà nhiều khách du lịch ưa khám phá đều đến Hòn Mun để được tận mắt thưởng lãm khung cảnh “có một không hai” này.
Lặn biển khám phá
Bên cạnh đó, Hòn Mun còn nổi tiếng là một trong những “thủy cung” giàu và đẹp nhất của biển Đông Nam Á. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 2.000 loài san hô và sinh vật biển, ở Hòn Mun đã có tới 1.500 loài, trong đó đã tìm thấy 340 loài trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới. Với độ sâu dưới 18m đến 20m thì không còn cảnh đẹp của san hô, nhưng có rất nhiều hang động.
Khám phá đáy biển
Chị Trần Thị Nhung, khách du lịch đến từ TP.Hồ Chí Minh cho biết; đến khu vực này được tự do lựa chọn nhiều hình thức du lịch khác nhau, phù hợp với sở thích của nhiều người. Có thể ngắm hang động, có thể ngắm các loại san hô, cũng có thể khám phá các vách đá và các loại nhũ đã hình thành qua nhiều thập niên. Không giống như những điểm du lịch khác chỉ có một hình thức du lịch đơn điệu. Chính thế nên chúng tôi thường xuyên đến Hòn Mun để trải nghiệm nhiều trạng thái khác nhau.
Ngắm san hô
Đặc biệt, ở khu vực Hòn Mun không chỉ có những hang động nông mà còn có những hang sâu 10 - 15m, phải dùng đèn để quan sát những sinh vật biển chuyên sống trong bóng tối như tôm, mực, tôm hùm, cá đuối. Điều này càng gây nên sự hấp dẫn cho nhiều người thích lặn sâu để tận mắt chứng kiến thế giới các loài sinh vật biển.