Bàn chủ tọa hội thảo
Theo báo cáo năm 2017, ở Việt Nam đã xảy ra 8.956 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 9.173 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động)
Trong đó: số vụ TNLĐ chết người là 898 vụ, số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên là 101 vụ; số người chết là 928 người, số người bị thương nặng là 1.915 người, nạn nhân là lao động nữ là 2.727 người.
Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng cục ATLĐ phát biểu khai mạc hội thảo
Theo đánh giá của ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục ATLĐ, trên thực tế nhiều địa phương chưa thực hiện việc báo cáo tình hình tai nạn lao động theo đúng mẫu và thời gian quy định, nhiều địa phương không có báo cáo TNLĐ theo loại hình doanh nghiệp, nghề nghiệp hoặc số liệu báo cáo không đầy đủ. Tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở LĐ-TB&XH rất thấp. Trong năm 2017 chỉ có khoảng 5,4% doanh nghiệp báo cáo về tình hình tai nạn lao động, (năm 2016 khoảng 9,5%). Số doanh nghiệp chấp hành báo cáo tình hình tai nạn lao động chưa nghiêm, chưa đầy đủ, do vậy việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, chưa chính xác, chưa đánh giá đúng tình hình thực tế tai nạn lao động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ báo cáo tai nạn lao động thấp là hệ thống thống kê báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn có những bất cập, khó thưc hiện.
Ông Nick Levintow Cố vấn trưởng dự án thông tin thêm về tình hình TNLĐ trên thế giới
Ông Nick Levintow, Cố vấn trưởng dự án thông tin thêm về tình hình TNLĐ trên thế giới, theo thống kê của ILO trên thế giới trung bình cứ 15s có 1 người chết về TNLĐ và BNN, 1 ngày có 6.400 chết và một năm là 2,78 triệu người chết về TNLĐ va BNN. Ước tính thiệt hại từ TNLĐ -BNN chiếm 4/% GDP toàn cầu. Nâng cao kiến thức và nhận thức của các bên liên quan và cộng đồng là việc làm rất quan trọng nhằm giảm thiểu TNLĐ và BNN. “Việc làm bền vững là phải an toàn ”. Ông Nick Levintow nhấn mạnh.
Dưới góc độ cơ quan quản lý về BNN, bà Lương Mai Anh, Cục trưởng Cục quản lý môi trưởng y tế, Bộ Y tế đánh giá, dữ liệu, chất lượng báo cáo của địa phương và Bộ, ngành chưa đầy đủ, kịp thời gian. Số liệu khám BNN và giám định BNN luôn không đồng nhất. Thủ tục giám định BNN phúc tạm nên số liệu BNN luôn thấp hơn so với thực tế. Nhân lực thực hiện công tác báo cáo kiêm nhiệm, thiếu và luân chuyển nhiều, thiếu kiếm thức và kinh nghiệm...
Các đại biểu tham dự hội thảo
Ông Hà Tất Thắng cho rằng, Phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là vấn đề cần được ưu tiên và yếu tố cơ bản quan trọng góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Để đạt thành công trong công tác phòng ngừa là phải có những thông tin rõ ràng về an toàn vệ sinh lao động, số vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân. Không có dữ liệu kịp thời, chính xác và cụ thể thì sẽ rất khó khăn để phát triển các chương trình ở cấp quốc gia. Do đó, không chỉ ở Việt Nam mà mỗi quốc gia cần làm tốt chức năng và hiệu quả hệ thống báo cáo và thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Hiện Bộ LĐ-TB&XH đã giao cho Cục ATLĐ xây dựng dự án lớn về Cơ sở dữ liệu ATVSLĐ, nhằm kết nối thông tin ATVSLĐ giữa TW và địa phương, xã , phường, doanh nghiệp... Khi dự án hoàn thành công tác báo cáo sẽ được thực hiện thông qua hệ thống mạng, giúp cho công tác quản lý ATVSLĐ rất nhanh chóng và thuận lợi, chính xác...
Dự án “An toàn và sức khỏe cho người lao động - An toàn và Sức khỏe cho lao động trẻ” (GLO/14/20/USA) được thực hiện tại Việt Nam với sự hợp tác của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, các bộ ngành liên quan, các địa phương và các chuyên gia. Dự án nhằm cải thiện sự an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động và phát triển văn hóa phòng ngừa tại Việt Nam. Nhiều hoạt động đã được triển khai hiệu quả và theo đúng tiến độ. Một trong những đóng góp của dự án là góp phần cải thiện hệ thống thống kê báo cáo về tai nạn lao động và bệnh nghề của Việt Nam thông qua các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát và các báo cáo kiến nghị. |