Báo cáo nêu quan điểm kinh tế về các dịch vụ xã hội thiết yếu; các khuyến nghị về cải cách dịch vụ công của Việt Nam…
Quan điểm kinh tế về các dịch vụ xã hội thiết yếu
Báo cáo đưa ra 3 luận điểm chính: Cần bảo đảm chi tiêu xã hội thiết yếu và hạn chế tăng phí sử dụng dịch vụ công, theo đó sẽ đảm bảo phúc lợi cho người dân và thực hiện được các quyết sách kinh tế quan trọng; Trong bối cảnh Việt Nam óc những nhóm yếu thế, điều quan trọng là cần tránh những biện pháp quản lý tài khóa gây ảnh hưởng bất lợi cho các nhóm người dân có thu nhập thấp và khu vực khó khăn; Khắc phục những điểm yếu trong mô hình cung cấp dịch vụ công hiện nay của Việt Nam vì những điểm yếu này có thể khiến những điều chỉnh chính sách tài khóa có tác động xấu.
Đại diện Liên hợp quốc (LHQ) cho rằng, các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế và an sinh xã hội) vừa là những động lực chính cho thành công về kinh tế dài lâu thông qua việc tăng năng suất lao động, vừa là những nhân tố chính đóng góp cho sự gắn kết và công bằng trong xã hội. Do vậy, chi tiêu vào các dịch xã hội là khoản đầu tư vào nguồn lực con người và vào vốn xã hội.
Theo vị này, “nguồn đầu tư này sẽ thu được lợi ích thông qua lực lượng lao động được giáo dục tốt hơn, được nuôi dưỡng tốt hơn và khỏe mạnh hơn, cũng như được bảo vệ khỏi các rủi ro về sức khỏe và các nguy cơ khác. Điều này được thể hiện qua sự tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động, và tăng năng suất lao động”.
Cùng với đó báo cáo chỉ rõ việc góp phần tăng trưởng kinh tế khi quốc gia chú trọng thu hút người dân chi tiêu, đầu tư vào giáo dục; tập trung chi tiêu cho an sinh xã hội cũng có thể mang lại lợi nhuận kinh tế cao, vì, báo cáo phân tích do Việt Nam có nhiều người trong nhóm yếu thế và do sự xuất hiện của một bộ phận người dân ở mức thu nhập trung bình thấp làm trong khu vực không chính thức, song thường xuyên không có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, vì thế huy động được các nhóm đối tượng này tham gia mua bảo hiểm xã hội có thể mang lại lợi huận kinh tế, đồng thời “hệ thống an sinh xã hội cũng bảo vệ người dân khỏi những rủi ro và tăng cường khả năng chống chọi trong những hoàn cảnh khó khăn”, báo cáo phân tích.
Giảm khoảng cách phát triển kinh tế giữa các địa phương
Song song, đại diện của LHQ cũng nêu lên tầm quan trọng của việc khắc phục tình trạng khác biệt giữa các vùng trong cả nước. “Hoạt động kinh tế và mức thu nhập ở Việt Nam có sự khác biệt giữa các vùng và địa phương, đặc biệt là ở những khu vực vùng sâu vùng xa nơi các dân tộc thiểu số sinh sống. Trong quá trình điều chỉnh chính sách tài khóa cần phải tính đến và nỗ lực giảm sự khác biệt này- bằng cách tạo điều kiện cho người dân ở những địa phương nghèo hơn tiếp cận những dịch vụ cơ bản và được tạo cơ hội tham gia vào nền kinh tế.
Về các vấn đề này, theo ông Norio Saito, Phó Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng phát triển Châu Á khi linh hoạt trong tài khóa của Việt Nam đang giảm dần và nợ công của Việt Nam đang tiệm cận mức trần được Quốc hội cho phép, việc nâng cao tính hiệu quả trong chi tiêu công sẽ là yếu tố sống còn giúp cải thiện chất lượng và dịch vụ hạ tầng, và tiếp tục sự nghiệp xóa đói giảm nghèo về lâu dài.
Đồng thời, ông Norio Saito cũng nhấn mạnh, để đảm bảo công bằng và hiệu suất trong quản lý tài khóa việc thúc đẩy cho thị trường lao động phát triển cũng đóng vai trò quan trọng như những cơ chế tái phân bổ để sự tăng trưởng trở nên hòa nhập hơn.
Phát biểu tại diễn đàn VDF 2016, với chủ đề "Chính phủ kiến tạo và hành động - động lực mới cho phát triển”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định với các đối tác rằng quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đạt kết quả bước đầu và Việt Nam sẽ sớm khắc phục những tồn tại, hướng mục tiêu tăng trưởng bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau. "Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém phải quyết tâm, tập trung khắc phục để hướng tới mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau, với mức tăng GDP bình quân đạt 6,5 - 7% giai đoạn 2016- 2020", Thủ tướng nhấn mạnh. |