Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Kiên Giang: Nông dân Khmer bám ruộng làm giàu

Trong khi nhiều người dân Khmer vùng Gò Quao (Kiên Giang) đua nhau sang nhượng ruộng đất, chấp nhận đi làm thuê để kiếm tiền mưu sinh, nhưng ngược lại cũng có không ít người quyết tâm bám lấy đồng ruộng để vươn lên làm giàu.

Được biết, có những hộ Khmer ở vùng Gò Quao ban đầu có rất ít ruộng đất canh tác lại bị  nhiễm phèn mặn, mỗi năm chỉ trồng được một vụ lúa, nhưng năng xuất thấp, nên cuộc sống quanh năm túng thiếu, chỉ cất được căn nhà lá tạm bợ. Thấy những gia đình Khmer này quanh năm làm lụng quần quật trên ruộng đồng một nắng, hai sương vẫn nghèo khó, nhiều người khuyên họ bán ruộng đi kiếm việc làm thuê, tìm cơ hội đổi đời.  Nhưng những lão nông Khmer này không nản chí mà rất tích cực tham gia các lớp khuyến nông để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tìm ra hướng phát triển kinh tế gia đình. Sau khi đã nắm vững về kỹ thuật chăm sóc trong chăn nuôi heo thịt cũng như heo nái, có những lão nông bắt đầu mua heo giống về nuôi, đồng thời kết hợp trồng lúa giống mới chịu phèn, cho năng xuất cao và rau các loại. Chỉ một thời gian ngắn trúng liên tục nhiều vụ lúa + rau và bán heo thịt, heo giống được giá tích cóp được ít vốn, nhiêu người quyết định mua thêm ruộng đất của một số hộ trong vùng để mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình chăn nuôi heo kết hợp trồng trọt (lúa, hoa màu) và xen canh một vụ tôm.

Ngoài trồng lúa, hoa màu, nuôi tôm, cá thì mô hình nuôi heo thịt và sinh sản cũng tăng thêm thu nhập cho nông dân

Đến nay có những lão nông tri điền đã có hàng chục ha đất ruộng, được các lão nông áp dụng khoa học kỹ thuật cải tạo hệ thống thủy lợi tưới tiêu, rửa phèn trở thành vùng đất màu mỡ, mỗi năm trồng 2 vụ lúa, thu lãi hàng trăm triệu đồng. Đồng thời giữa 2 vụ lúa, xen canh một vụ tôm nuôi theo mô hình quảng canh, cho thêm nguồn thu khoảng gần 100 triệu đồng/vụ, trừ mọi chi phí, còn lãi khoảng trên 60 triệu đồng; hàng năm mỗi hộ các hộ lão nông này còn nuôi từ 15 – 20 con heo nái và heo thịt, thu lãi khoảng hơn 50 triệu đồng, tổng thu nhập tài lãi của gia đình ông đạt trên 200 triệu đ/năm. Bây giờ, nơi những căn nhà lá tạm bợ năm xưa của một số hộ đã nhường chỗ cho một ngôi nhà xây khang trang, với đầy đủ tiện nghi và nuôi con ăn học. Không chỉ lo làm giàu cho gia đình mình, có lão nông còn là người rất nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn bà con trong vùng về kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để cùng bám ruộng vươn lên. Học tập gương sáng của các lão nông tri điền, nhiều người dân Khmer trong vùng cũng quyết chí bám ruộng, trong số đó, nhiều bà con nông dân Khmer vùng Gò Quao đã không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm ăn mỗi ngày một khấm khá hơn.

Chia sẻ về kinh nghiệm làm kinh tế gia đình nhiều lão nông trong vùng cho biết: “Là nhà nông thời nay phải nắm vững những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng và thực tế chăn nuôi, trồng trọt. Đặc biệt là phải đảm bảo về khâu thủy lợi, rửa phèn, gieo trồng đúng thời vụ và mạnh dạn đưa giống mới có năng xuất cao và sản xuất…”