Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Kiến nghị mở rộng danh mục thuốc BHYT ở trạm y tế

Sở Y tế TP.HCM đã kiến nghị Bộ Y tế cần mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) ở các trạm, tập trung vào điều trị các bệnh mạn tính không lây, ngang bằng với phòng khám và các tuyến quận, huyện.

Theo PGS, TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, qua khảo sát nhanh của ngành, hơn 80% người dân mắc các bệnh không lây nhiễm như: Đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính, ung thư… đều muốn được tái khám và nhận thuốc tại các trạm y tế, thay vì phải mất nhiều thời gian và công sức đến các bệnh viện, nhưng với điều kiện là các trạm y tế có đủ thuốc giống như khi lãnh thuốc tại bệnh viện.

Tuy nhiên, hiện hầu hết trung tâm y tế quận, huyện đều thiếu thuốc và gặp khó khăn trong công tác đấu thầu thuốc.

Sở Y tế TPHCM đã đề xuất UBND TP.HCM cho phép bổ sung các thuốc dùng tại trạm y tế vào danh mục đấu thầu tập trung cấp địa phương.

Sở Y tế TPHCM đã đề xuất UBND TP.HCM cho phép bổ sung các thuốc dùng tại trạm y tế vào danh mục đấu thầu tập trung cấp địa phương.

Sở Y tế TP.HCM đã đề xuất UBND TP.HCM cho phép bổ sung các thuốc dùng tại trạm y tế vào danh mục đấu thầu tập trung cấp địa phương. “Việc giao Sở Y tế triển khai đấu thầu thuốc tập trung thay cho các trung tâm y tế quận, huyện tự đấu thầu sẽ giải quyết cơ bản các khó khăn gặp phải do thiếu nhân lực đấu thầu của các trung tâm y tế; tăng cường cơ số thuốc cho các trạm y tế”, PGS, TS Tăng Chí Thượng thông tin.

Từ kiến nghị này, Bộ Y tế đã điều chỉnh Thông tư 20 về danh mục thuốc ở trạm y tế, phần lớn đã được mở rộng nhưng chưa đủ. Vì vậy, ngành y tế thành phố tiếp tục kiến nghị mở rộng danh mục thuốc điều trị các bệnh như: COPD, hen suyễn… tại trạm y tế.

TP.HCM từng kiến nghị về việc phân bổ trạm y tế theo quy mô dân số mà không theo hành chính để đảm bảo hoạt động phòng chống bệnh tật. Hiện nay, khoảng 250 bác sĩ đa khoa phân bổ về 310 trạm y tế trên địa bàn TP.HCM. Tỷ lệ 0,25 bác sĩ đa khoa/10.000 dân, rất thấp so với các nước có hệ thống y tế công cộng phát triển (3 - 7/10.000 dân).