Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Kon Tum: Lũ đã qua nhưng đường vẫn còn bị chia cắt

Ngày 20/12, ông Nguyễn Minh Cường - Chủ tịch UBND xã Ngọc Tem (Kon Plong, Kon Tum) cho biết, 4 ngày sau khi lũ "quét qua" địa bàn huyện này, đến nay đoạn đường nối xã Ngọc Tem với huyện Kon Plông vẫn đang bị chia cắt, chưa khắc phục xong.

 

Trước đó, vào ngày 16/12, trên địa bàn huyện Kon Plông xảy ra mưa lớn, gây sạt lở đất tại đường Trường Sơn Đông (đoạn qua thôn Măng La Rí, Ngọc Tem), khiến đoạn đường bị “đứt” khoảng 10m, làm cho xã Ngọc Tem bị cô lập với những xã còn lại của huyện.

Đến nay, khu vực trên vẫn bị chia cắt, chưa khắc phục xong.

 

Đoạn đường bị đứt tại xã Ngọc Tem (Ảnh: LT)
Đoạn đường bị "đứt" tại xã Ngọc Tem (Ảnh: LT).

Ngoài ra, mưa lớn cũng đã làm đoạn đường qua dốc Ngọc Lu (xã Ngọc Tem) cũng bị sạt lở 4 điểm, QL24, 40B và tỉnh lộ 676 cũng bị sạt lở, sụt lún nhiều điểm. Hiện tại, ngành chức năng vẫn đang huy động lực lượng khắc phục sự cố.

 

Một điểm khác bị sạt lở tại xã Ngọc Tem (Ảnh: LT)
Một điểm khác bị sạt lở tại xã Ngọc Tem (Ảnh: LT).

Cũng trong đợt mưa vừa qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng xảy ra sạt lở lớn tại 2 đèo Mang Yang và Tô Na. Tại đèo Tô Na, lực lượng chức năng cũng đã huy động công nhân, máy xúc thông tuyến đường bị sạt lở tại đèo, đoạn tuyla chia cắt giữa thị xã Ayun Pa và huyện Krông Pa, khối lượng đất đá sạt lở gần 18.000m3. Còn đèo Mang Yang, theo ông Vương Chí Thiện - Phó Giám đốc Công ty TNHH Bot 36.71 cho biết, hiện đơn vị đã làm tường trình gửi lên Bộ GTVT xin kinh phí và chờ phê duyệt, đồng thời chờ phía công ty bảo hiểm đến kiểm tra…

 

Đèo Tô Na bị sạt lở nặng (Ảnh: LT)
Đèo Tô Na bị sạt lở nặng (Ảnh: LT).

Ngoài ra, ông Thiện cũng thông tin, do khối đất đá bị sạt lở nhiều, do kết cấu đất yếu, nên nếu dọn ngay đất phía trên núi sẽ tiếp tục đổ sập xuống, vì vậy đơn vị đang chờ phía kỹ thuật lên xem xét, tìm cách khắc phục.

 


Đèo Mang Yang bị sạt lở, chưa thể khắc phục (Ảnh: TM)

Đèo Mang Yang bị sạt lở, chưa thể khắc phục (Ảnh: TM).