Đánh chiêng khai hội
Ông Dương Tôn Bảo, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kon Tum cho biết: "Các tác phẩm được trưng bày tập trung ca ngợi đất nước, con người, mảnh đất Kon Tum giàu tình nghĩa. Qua đây, chúng tôi muốn quảng bá đến đông đảo khán giả trong nước và người xem trong nước để thêm hiểu, thêm yêu mảnh đất cao nguyên đầy nắng gió". Có trên 400 nghệ nhân đến từ các tỉnh Kon Tum, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông, tỉnh Gia Lai và tỉnh Lâm Đồng tham gia trình diễn, tham gia hoạt động. Các hoạt động văn hóa đã thu hút hàng vạn người dân và du khách trong cả nước tham gia. Tại Bảo tàng tỉnh Kon Tum người dân du khách được thưởng thức các vũ điệu múa cồng chiêng đặc sắc, nghe các điệu hát khan của người Xê Đăng, ngắm nhìn các cô gái thoăn thoát bên khung dệt hay chứng kiến nghề rèn của người Rẻ Triêng. Tại làng Kon Klor, thành phố Kon Tum hơn 100 nghệ nhân cũng say xưa tạc những bức tượng gỗ độc đáo. Các hoạt động trên, đã tạo nên một không khí lễ hội ấn tượng và đặc sắc mang đậm bản sắc các dân tộc Tây Nguyên. Nghệ nhân A Xê làm nghề rèn, 82 tuổi người dân tộc Sê Đăng đến từ Đăk Ui, Kon Tum cho biết: Đến với lễ hội Tuần Văn hóa Du lịch lần này tôi vui lắm, tôi mong muối nghề rèn của đồng bào Xê Đăng sẻ được nhiều người biết đến và cùng chung tay xây dựng bảo tồn nghề truyền thống ngàn đời của tổ tiên người Xê Đăng.
Văn nghệ chào mừng lễ hội
Còn nghệ nhân tạc tượng gỗ A Hung đến từ làng Kon Ktu, thành phố Kon Tum cho biết: “Tham gia lễ hội lần này dân làng mình vui lắm. Hôm nay, mình tham gia tạc tượng gỗ - tác phẩm có tên “Bộ đội cụ Hồ”, đây là tác phẩm mình ấp ủ nhiều năm rồi. Tôi mong muốn hình ảnh bộ đội Cụ Hồ sẽ sống mãi trong lòng người dân các buôn làng Tây Nguyên” Tuần lễ Văn hóa, du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4 diễn ra đến hết ngày 17/12/2018.
Tái hiện lễ mừng lúa mới
Lễ hội cồng chiêng người sê đăng
Tái hiện nghề rèn công cụ sản xuất
Tái hiện nghề dệt thổ cẩm truyền thống