Khi triều đình nhà Ngụy rời đô đến Lạc Dương, công trình tạc tượng kéo dài cho mãi đến giữa những năm Chính Quan (520-525) mới hoàn thành. Hang đá được đục tác men theo sườn núi, dài khoảng một km từ đông sang tây, với cách tạc phong phú và sắc nét, hoành tráng. Quần thể hang Vân Cương được coi là sự khởi đầu của nghệ thuật hang đá Trung Quốc.
Cung điện được xây dựng ngay trong lòng núi đá
Hang đá Vân Cương ở thời kỳ giữa còn xuất hiện những điêu khắc về kiến trúc của các cung điện. Trên cơ sở các kiến trúc này đã phát triển thành nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mang phong cách Phật giáo rất đặc trưng của Trung hoa.Không chỉ có kiến trúc độc đáo, điêu khắc phong phú, hang đá Vân Cương còn là cơ sở để nghiên cứu và tìm hiều về văn hóa, lịch sử Phật giáo của Trung Quốc cũng như khu vực châu Á.
Rất nhiều hang động được tạc vào lòng núi
Cho đến nay tại Vân Cương còn lại 45 động chính, 252 động nhỏ, 51.000 pho tượng đá. Trong đó pho tượng cao nhất có chiều cao 17 mét, tượng nhỏ nhất chỉ có chưa đến 10 cm. Các pho tượng Bồ Tát, lực sĩ, phi thiên đều rất sinh động và hoạt bát. Đường nét điêu khắc trên thân cột tháp rất tinh sảo và ti mỉ. Kiến trúc điêu khắc này có được là do sự kế thừa của thời nhà Tần và thời nhà nhà Hán. Những bức tượng được khắc thời kỳ sau lại mang phong cách của nhà Tùy và nhà Đường.
Các hang động đều khắc họa những hình ảnh Phật giáo
Cùng với hang Mạc Cao, hang Long Môn, hang đá Vân Cương được coi là "ba hang đá lớn nhất của nghệ thuật điêu khắc". Đây cũng là kho tàng nghệ thuật đá quý giá nổi tiếng trên thế giới. Cách tạo hình và tạc tượng đá của Vân Cương rất hùng vĩ và phong phú về kiểu dáng, nội dung. Đây là công trình nghệ thuật khắc đá hàng đầu vào thời kỳ đó của Trung Quốc. Dựa vào thời gian khai quật có thể chia làm ba giai đoạn khác nhau là thời kỳ đầu, thời kỳ giữa và thời kỳ cuối. Bởi được sáng tác vào các thời kỳ khác nhau nên hình dáng các bức tượng cũng khác nhau.
Các pho tượng Phật khổng lồ ở hang đá Vân Cương
Hang Đàn Diệu được tạc vào thời kỳ đầu có phong cách mộc mạc của khu vực miền tây. Những tượng đá, hang đá được tạc vào thời kỳ giữa lại nổi tiếng bởi đường nét tỷ mỷ, cách tạo hình phức tạp và sang trọng của trang phục các bức tượng. Vào thời kỳ sau, quy mô hang được tạc nhỏ hơn, song các tượng đá trong hang lại tinh xảo hơn vơi tỷ lệ người cân đối, gương mặt gầy guộc thanh tú. Ngoài ra trong hang đá còn giữ lại các pho tượng có hình dáng đang múa hát, đánh đàn... những pho tượng này cũng thể hiện tư tưởng Phật giáo và phản ánh đời sống xã hội thời Bắc Ngụy. Các tượng Phật trong hang đá Vân Cương đã ghi lại vết tích lịch sử của nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ, Trung Á phát triển thành nghệ thuật phật giáo Trung Quốc.
Dấu ấn Phật giáo được truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc
Nhiều phong các tạo hình trong hang đá Vân Cương đã có sự học hỏi và hòa nhập rồi dần dần chuyển thành một nét tạo hình riêng biệt, là một bước ngoặt của phong các tạc tượng cũng như nghệ thuật Phật giáo của Trung Quốc.