Vẫn chưa có cách giải quyết dứt điểm những cơn ho, cảm lạnh và hắt hơi. Tuy nhiên, một số cách kỳ quặc sau có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch chiến đấu chống lại những cơn cảm cúm mùa đông.
Quan hệ tình dục: Sex thường xuyên góp phần làm tăng hàm lượng globulin miễn dịch A (IgA), giúp cơ thể tăng sức đề kháng với cảm lạnh và các căn bệnh lây nhiễm khác.
Cảm xúc tuyệt vời khi ân ái được chứng minh có tác động tích cực đến sức khỏe. Cụ thể, khoảnh khắc thân mật có được khiến cả hai cảm thấy lạc quan, giảm thiểu tình trạng đau nhức giúp bạn ít đau ốm hơn.
Nuôi thú cưng. Một nghiên cứu từ Đại học Wilkes ở Mỹ cho thấy, nếu vuốt ve một con chó trong 18 phút sẽ làm cho cơ thể sản xuất các kháng thể chống lại nhiễm trùng. Một nghiên cứu khác lại cho thấy, trẻ lớn lên cùng vật nuôi sẽ ít bị cảm lạnh và viêm tai hơn những trẻ khác.
Uống trà thảo dược: Trà hoa cúc là lựa chọn tốt bởi nó có nồng độ hippurate kháng khuẩn cao giúp chống lại nhiễm trùng. Các loại nước ép như cam cung cấp vitamin C nhưng nó lại chứa các loại đường kiềm chế hệ miễn dịch hoạt động.
Tranh luận với bạn đời: Các nhà nghiên cứu tại đại học California nhận thấy, những cặp vợ chồng thường xuyên tranh luận mang tính chất xây dựng một vấn đề thường đẩy mạnh các tế bào máu chống nhiễm trùng. Thế nhưng, ngược lại nếu cãi nhau tàn bạo thì sẽ làm cho các tế bào chiến đấu kém đi.
Không dùng chung bút: Bút có thể là cái mà dân văn phòng hoặc học sinh di chuyển nó khắp nơi. Vì thế mà nó cũng là phương tiện vận chuyển virus từ người này qua người khác.
Tổ chức tiệc tùng: Các nhà nghiên cứu tại đại học Carnegie Mellon, Mỹ nhận thấy, những người thường xuyên gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp có thể chống đỡ lại cảm lạnh tốt hơn. Chỉ cần bạn đừng tụ tập với những người đang có bệnh cảm cúm là được.
Ưu tiên vitamin D trước vitamin C. Vitamin C luôn là loại được khuyên dùng khi bạn cảm cúm. Thế nhưng các nghiên cứu ở Phần Lan và Nhật Bản lại cho thấy, những người có đủ vitamin D ít có khả năng bị các bệnh về đường hô hấp. Có thể là do vitamin D hỗ trợ sản xuất các protein kháng virus và kháng khuẩn.